Dầu thô “cạnh tranh” nhất trên thế giới gây bối rối cho các nhà phân tích

Dầu thô “cạnh tranh” nhất trên thế giới gây bối rối cho các nhà phân tích

Xuất khẩu dầu của Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục trong tuần kết thúc ngày 29/09, tăng gấp đôi trong suốt một tuần trong khi Gulf Coast tiêu thụ sản phẩm tồn kho vì bão Harvey. Mức xuất khẩu dầu thô cao sẽ không kéo dài mãi mãi, nhưng có vẻ sự bùng nổ xuất khẩu sẽ có thể kéo dài thêm một chút.

Sự gia tăng trong xuất khẩu đã khiến nhập khẩu ròng giảm xuống mức chưa từng thấy trong dữ liệu EIA từ năm 2001. Trong vài năm gần đây, nhập khẩu ròng hàng tuần có xu hướng biến động từ 6 đến 8 triệu thùng mỗi ngày. Nhưng tháng 9 là một tháng rất bất thường. Nhập khẩu ròng giảm còn triệu thùng mỗi ngày trong tuần kết thúc vào ngày 8 tháng 9 trước khi phục hồi một chút vào giữa tháng. Đến ngày 29 tháng 9, tuy nhiên, nhập khẩu ròng đã giảm còn 5,2 triệu thùng mỗi ngày, mức nhập khẩu ròng tuần thấp nhất.

Như đã đề cập, những con số nhập khẩu thấp đó là kết quả trực tiếp của sự bùng nổ xuất khẩu dầu thô. Sau khi lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ được dỡ bỏ vào cuối năm 2015, xuất khẩu đã tăng dần, trước khi thực sự tăng mạnh vào đầu năm nay. Trong suốt mùa hè, xuất khẩu hàng tuần của Mỹ đạt mức cao nhất là 1 triệu thùng một ngày trong một số tuần mạnh hơn, nhưng thường xuyên đã duy trì mức trung bình hàng tuần ngay dưới ngưỡng đó.

Bão Harvey đã củng cố động lực này. Gián đoạn lọc dầu đã dẫn tới việc gia tăng dầu thô tồn kho – các nhà khai thác dầu hầu hết vẫn sản xuất nhưng các khu phức hợp tinh chế khổng lồ dọc theo Gulf Coast không thể chế biến toàn bộ dầu thô trong khoảng hai tuần, với một số gián đoạn vẫn còn kéo dài. Nguồn cung tăng dần sẽ luôn dẫn đến sự gia tăng thu mua xuất khẩu một lần cho đến khi gián đoạn nguồn cung chấm dứt.

Tuy nhiên, sự chênh lệch giá giữa Brent và WTI đã gây ra sự tăng vọt xuất khẩu. Sự chênh lệch giữa hai chuẩn giá này gần như đã biến mất khi Mỹ bắt đầu xuất khẩu gần hai năm trước đây, nhưng đã mở rộng mạnh mẽ sau Harvey, do lượng dầu thô tồn đọng. Với mức trên 6 USD/thùng, các nhà máy lọc dầu trên thế giới sẽ khó có thể tìm thấy dầu thô rẻ hơn so với hiện nay từ Mỹ. Tại sao phải trả 56 USD/thùng cho dầu Brent khi bạn có thể trả khoảng 50 USD cho dầu từ Mỹ? Tất nhiên, có chi phí vận chuyển, nhưng chênh lệch là đủ rộng để làm cho dầu của Mỹ cạnh tranh hơn.

Do đó, xuất khẩu của Mỹ tăng vọt trong những tuần gần đây lên mức cao kỷ lục, nhảy vọt lên mức 2 triệu thùng/ngày trong tuần cuối cùng của tháng 9. Mức đó đã đưa xuất khẩu dầu của Mỹ ngang tầm với Venezuela, một thành viên OPEC và là một quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất trên thế giới. Trên thực tế, tổng xuất khẩu của Mỹ vượt quá mức sản xuất của khoảng một nửa số thành viên của OPEC.

Tất nhiên, Mỹ có khả năng sẽ không thể xuất khẩu ở những mức độ này trong một thời gian dài. John Auers, phó chủ tịch điều hành của công ty tư vấn năng lượng Turner Mason & Co., nói với Bloomberg: “Chúng ta đang ở gần mức xuất khẩu đỉnh điểm. Sự tăng đột biến gần đây chỉ là “hiện tượng tạm thời” có thể biến mất khi các nhà máy lọc dầu lớn của Gulf Coast tăng tốc lên đến mức công suất toàn phần.

Sự tăng vọt trong xuất khẩu là một chức năng của chênh lệch WTI-Brent. Sự chênh lệch này có thể sẽ thu hẹp khi các nhà máy tinh chế tăng cường tiêu thụ dầu thô Mỹ và xóa bỏ sự mất cân bằng, nhưng trong suốt thời gian lan chênh lệch này – hiện nay kéo dài hơn một tháng – đã khiến một số nhà phân tích ngạc nhiên.

Có thể mất một khoảng thời gian để 2 chuẩn giá này thu hẹp lại. Bão nhiệt đới Nate đã làm gián đoạn một lượng lớn sản xuất dầu ngoài khơi. Khoảng 1%, hoặc 254.000 thùng/ngày, sản lượng ngoài khơi ở Vịnh Mêhicô của Mỹ đã bị đóng cửa trước cơn bão.

Môt số nhà máy lọc dầu đã giảm mức sản xuất. Theo Reuters, Shell đã giảm sản xuất tại nhà máy Norco 225.800 thùng/ngày của mình và Phillips 66 đang cân nhắc ngừng hoạt động của nhà máy lọc dầu Alliance gần 250.000 thùng/ngày.

Sự cố này có thể là tạm thời, nhưng cơn bão mới nhất đã mở rộng thêm một chút chênh lệch WTI-Brent. Vẫn còn khoảng 6 USD/thùng, mức chênh lệch này có nghĩa là xuất khẩu dầu thô của Mỹ sẽ tiếp tục tăng thêm vài tuần nữa. Chỉ khi hai điểm chuẩn này hẹp lại thì dầu thô Mỹ mới mất lợi thế.

Nguồn: xangdau.net

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *