Giá dầu châu Á quay đầu giảm phiên 27/1 sau tín hiệu nâng lãi suất từ Fed

Giá dầu châu Á quay đầu giảm phiên 27/1 sau tín hiệu nâng lãi suất từ Fed

Giá dầu châu Á quay đầu giảm phiên 27/1 sau tín hiệu nâng lãi suất từ Fed
Một cơ sở khai thác dầu tại Cotulla, Texas, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên 27/1, giữa bối cảnh đồng USD mạnh lên sau quyết sách giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và báo hiệu rằng ngân hàng này sẽ sớm thắt chặt chính sách tiền tệ.Chiều phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn hạ 31 xu Mỹ (0,6%), xuống 89,44 USD/thùng, sau khi giảm 1,1% vào đầu phiên, xuống 89 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ giao kỳ hạn cũng mất 58 xu Mỹ (0,6%), xuống 86,77 USD/thùng, sau khi giảm 1,2% xuống 86,34 USD/thùng vào đầu phiên.
Giá dầu kỳ hạn “lùi bước” trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu cũng sụt giảm trên diện rộng sau khi Fed thông báo về việc tăng lãi suất vào tháng 3/2022 và chỉ số đồng USD tăng lên mức cao nhất gần 5 tuần. Đồng bạc xanh mạnh lên khiến các hàng hóa định giá theo đồng tiền này như dầu trở nên đắt hơn đối với người đang nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Giá dầu đi lên trong phiên giao dịch trước (26/1), với dầu Brent lần đầu tiên trong bảy năm qua chạm mức 90 USD/thùng, giữa bối cảnh căng thẳng giữa Ukraine và Nga, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới, làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung năng lượng cho châu Âu.
Trong khi đó, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã không hoàn thành các mục tiêu tăng cường nguồn cung được lên kế hoạch vào tháng 12/2021. Tổ chức này nêu rõ, những hạn chế về năng lực đang hạn chế nguồn cung dầu mỏ, trong khi nhu cầu nhiên liệu toàn cầu đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.
OPEC+ đang dần nới lỏng chính sách cắt giảm sản lượng được thỏa thuận vào năm 2020, khi nhu cầu đang dần phục hồi. Nhưng nhiều nhà sản xuất nhỏ không thể tăng nguồn cung và một số nước khác thì cảnh giác với việc bơm quá nhiều dầu mỏ ra thị trường trong trường hợp đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh trở lại.
Howie Lee, nhà kinh tế tại OCBC ở Singapore, cho biết: “Những thách thức về nguồn cung và căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng tiếp tục hỗ trợ giá dầu thô. Mặc dù giá dầu giảm nhẹ trong ngày hôm nay nhưng tôi nghĩ đó chỉ là sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật”. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng dầu và xăng dự trữ tại Mỹ đã làm giảm bớt một số lo ngại về nguồn cung.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, tồn kho dầu thô của nước này trong tuần tính đến ngày 21/1 tăng 2,4 triệu thùng, lên 416,2 triệu thùng, đi ngược với dự báo của các nhà phân tích là giảm 728.000 thùng./.

Minh Trang (Theo Reuters)

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *