Giá thép hôm nay 1/6/2021: Đảo chiều đi xuống

Giá thép hôm nay 1/6/2021: Đảo chiều đi xuống

Giá thép Thượng Hải

Các chuyên gia cho rằng, những hạn chế này sẽ chỉ cản trở hoạt động kinh doanh của các nhà xuất khẩu thép Trung Quốc mà khó có khả năng lan rộng trên thị trường quốc tế do lượng xuất khẩu hàng năm của Trung Quốc hạn chế.

Trong bối cảnh đầu cơ thị trường và lạm phát quốc tế tăng cao khiến giá các sản phẩm thép tăng hơn 1.600 nhân dân tệ/tấn chỉ trong hai tuần, giá thép của Trung Quốc đã tăng vọt từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, thu hút sự chú ý từ cấp cao nhất của chính phủ Trung Quốc.

Trong một nỗ lực nhằm giảm thiểu lạm phát, chính phủ Trung Quốc đã khôi phục thuế xuất khẩu thép và cắt giảm thuế nhập khẩu sắt từ ngày 1/5. Tuy nhiên, hạn chế này có thể đè nặng lên các nhà xuất khẩu thép trong nước của quốc gia này.

Ông Wang Ji, Giám đốc của Công ty Thương mại Thép Đường Sơn Xunzhuo – chuyên xuất khẩu các sản phẩm thép sang Đông Nam Á và Châu Phi, cho biết, công ty của ông có thể xuất khẩu tới 40.000 tấn sản phẩm thép sang thị trường nước ngoài.

Xuất khẩu thép của Trung Quốc chủ yếu là thép cuộn cán nóng, mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn. Trong khi đó, thép thanh vằn, một sản phẩm thép được sử dụng rộng rãi trong cơ sở hạ tầng, chỉ chiếm khoảng 0,6% tổng lượng thép xuất khẩu.

gia thep hom nay 162021 dao chieu di xuong
Giá thép thanh Thượng Hải đảo chiều tăng 

Từ ngày 1/6/2021: Giá sắt thép xây dựng tiếp tục tăng 300.000 đồng/tấn

Theo thông báo của nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, từ ngày 1/6 sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thép xây dựng.

Cụ thể, sáng nay (28/5) Thép Hòa Phát đã chính thức gửi thông báo đến các doanh nghiệp thương mại, đại lý về việc tiếp tục kế hoạch tăng giá các mặt hàng thép. Theo đó, giá sản phẩm tôn mạ kẽm sẽ tăng thêm 300đ/kg từ ngày 1/6.

Tôn Hoa Sen sẽ tăng giá mặt hàng tôn mạ (không bao gồm Tôn Hoa Sen gold); thép dày mạ; ống thép mạ kẽm tăng 300đ/kg. Mức giá tăng này chưa bao gồm 10% VAT và được áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Thép Sendo cũng có thông báo gửi tới các doanh nghiệp, đại lý thương mại điều chỉnh tăng 300đ/kg áp dụng từ ngày 1/6. Giá đã bao gồm VAT.

Trong thông báo gửi đến khách hàng, Thép Nam Kim thông báo điều chỉnh tăng giá bán mặt hàng ống thép mạ kẽm, thép V mạ kẽm, mức tăng sẽ được công bố vào ngày 1/6.

Theo khảo sát, hiện các thương hiệu thép trong nước đang giữ giá ở mức độ ổn định khi giá thép thị trường thế giới có xu hướng giảm. Tại thị trường miền Bắc: Thép Hòa Phát với sản phẩm thép cuộn CB240 có mức giá 18.270đ/kg; thép D10 CB300 có giá 17.810đ/kg.

Với thương hiệu thép Việt Đức, giá bán thép cuộn CB240 là 18.110đ/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610đ/kg. Công ty thép Thái Nguyên đưa ra mức giá cho hai loại thép này lần lượt là 17.960đ/kg và 17.710đ/kg; thương hiệu thép Mỹ cũng giữ mức ổn định của cả 2 sản phẩm này sau đợt tăng ngày 19/5 với mức giá lần lượt 17.960đ/kg và 17.810đ/kg.

Tại thị trường miền Trung: Thép xây dựng Hòa Phát đang bán giá mặt hàng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 18.060đ/kg và17.810đ/kg. Tương tự, giá bán thép Việt Đức là 18.420 đ/kg và 18.060đ/kg; thép Pomina là 17.810đ/kg và 17.910đ/kg.

Tại thị trường miền Nam: Giá bán của hai mặt hàng này của thép Hòa Phát được giữ ổn định từ ngày 12/5 với mức giá 18.010 đ/kg và 17.560đ/kg. Tương tự, thép Pomina đang được bán với mức giá 17.510đ/kg và 17.610đ/kg chưa thuế.

Trước đó, ngay từ tháng 4, tháng 5 các doanh nghiệp thép đã liên tục điều chỉnh tăng giá bán theo sự tăng giá mạnh của nguyên liệu đầu vào. Các bộ, ban ngành cũng đã vào đưa ra những giải pháp nhằm điều chỉnh hạ giá thép đang tăng phi mã, khiến các nhà thầu xây dựng lao đao. Bộ Công thương cũng đang xem xét để kiến nghị Chính phủ, các cơ quan liên quan ban hành các chính sách kiểm soát xuất khẩu đối với các loại thép trong nước đang có nhu cầu.

Tân Bộ trưởng Công thương: Một số ý kiến về bình ổn giá thép

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp ngành thép, Hiệp hội thép Việt Nam ngày 27/5.

Tại cuộc họp Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có nhiều ý kiến về nhiều giải pháp để bình ổn về thị trường thép.

Bộ trưởng Công Thương yêu cầu tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách đủ mạnh, đồng bộ, khả thi để thực hiện cho được các mục tiêu phát triển ngành thép, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tập trung phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng và hình thành thị trường nguyên liệu thép lành mạnh

Bên cạnh đó, Hiệp hội Thép phải vươn lên làm vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, đồng thời đóng vai trò trọng tài để góp phần bình ổn thị trường thép, bảo đảm quyền lợi của 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tại cuộc họp đã có đề xuất về việc cân nhắc việc hình thành quỹ bình ổn giá thép trong tương lai, tạo cơ sở để giữ được ổn định thị trường thép. Theo ý kiến đề xuất, từng bước hình thành quỹ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa, sự đóng góp của các doanh nghiệp trong ngành thép để nghiên cứu đầu tư vào các phòng thí nghiệm, sản xuất ra những mặt hàng thép đặc biệt, đáp ứng được nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp chế tạo khác.

Về quy định bình ổn giá với ngành thép. Hiện nay, thép không phải là mặt hàng thuộc diện Bình ổn giá. Trước năm 2012, thép là mặt hàng thuộc danh mục Bình ổn giá theo Luật giá. Tuy nhiên, từ năm 2012, khi Luật giá 2012 được ban hành, thép (cùng với xi măng, sắt… ) đã được đưa ra khỏi danh mục này.

Theo Kinh Tế Chứng Khoán

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *