Hàng hóa không thuộc diện cấm, phải tạo điều kiện trong lưu thông

Hàng hóa không thuộc diện cấm, phải tạo điều kiện trong lưu thông

Đó là kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ với UBND TP. HCM. Bởi vì, theo chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, chỉ loại trừ hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, còn lại tất cả hàng hóa đều được xem là thiết yếu, đều được lưu thông bình thường.

Xe vận chuyển hàng hóa ra, vào cảng Cát Lái

Xe vận chuyển hàng hóa ra, vào cảng Cát Lái

Nhiều mặt hàng khó lưu thông

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, chỉ loại trừ hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, còn lại tất cả hàng hóa đều được xem là thiết yếu, đều được lưu thông bình thường. Như vậy, tất cả các sản phẩm, hàng hóa ngoài lương thực, thực phẩm đều đáp ứng cho nhu cầu sống và sinh hoạt của con người nên cũng cần được “tạo luồng xanh” di chuyển tới các điểm dân cư, bảo đảm lưu thông hàng hóa kịp thời, thông suốt mọi lúc, mọi nơi.

Nêu ra một số trường hợp cụ thể các doanh nghiệp gặp vướng mắc trong thời gian qua và đã gửi kiến nghị đến lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo UBND TP. HCM thành phố trong thời gian vừa qua.

Chẳng hạn, sản phẩm mỹ phẩm có hoạt chất để giúp hỗ trợ hồi phục làn da người bệnh trước và sau khi điều trị da liễu không nằm trong nhóm “dược-mỹ phẩm” thiết yếu trước đây nên có trường hợp địa phương không cho lưu thông. Việc cung cấp bị gián đoạn trong thời gian dài, ảnh hưởng đến việc chăm sóc da của người bệnh. Ngoài ra, các sản phẩm làm sạch giúp đảm bảo vệ sinh cho người dân, nhân viên y tế, người bệnh như nước rửa tay, dầu tắm gội, kem đánh răng, nước súc họng,… cũng cần được đảm bảo cung ứng thông suốt. Các doanh nghiệp kiến nghị, nhóm hàng hóa này cũng nên được bổ sung vào các gói nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân vùng dịch.

Bên cạnh đó, các công ty sản xuất, nhập khẩu ôtô không được phân vào nhóm kinh doanh thiết yếu, do đó, các phương tiện không thể vận chuyển và phải lưu kho, làm tăng chi phí lưu kho và chi phí tại các cảng, các kho hàng bị ùn tắc. Doanh nghiệp kiến nghị và khuyến nghị phân loại các công ty ôtô là ngành kinh doanh thiết yếu. Nếu không được thì nên bổ sung các loại xe trong danh mục hàng hóa được phép vận chuyển trên đường và cho phép xe tải lưu thông trên đường trong thời gian phong tỏa.

Các phương tiện nguyên chiếc (CBU) đến cảng trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16, Chỉ thị 16+ không được vận chuyển ra ngoài vì không đủ tiêu chuẩn là hàng hóa thiết yếu và sẽ bị phạt nếu đang trên đường vận chuyển. Doanh nghiệp kiến nghị không áp dụng các quy định xử phạt hành chính do các phương tiện CBU không được vận chuyển trong thời gian đã phân bổ (30 ngày do quyết định hành chính về phòng chống dịch COVID-19) và bỏ qua khoảng thời gian tính toán cho các hình phạt cho đến ngày các phương tiện nguyên chiếc có thể được chuyển đi.

Tương tự, đối xe CBU chưa được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận hoặc tương đồng trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16, 16+. Các doanh nghiệp kiến nghị, không áp dụng các quy định xử phạt hành chính đối với các phương tiện CBU chưa được cấp giấy chứng nhận hoặc kiểm định trong thời hạn được phân bổ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16, 16+; miễn thời gian tính toán cho các hình thức xử phạt cho đến ngày các phương tiện CBU có thể được chứng nhận và kiểm định trực tiếp.

Từ thực tế trên, doanh nghiệp kiến nghị UBND TP. HCM báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép lưu thông các loại hàng hóa không nằm trong danh mục cấm theo quy định của pháp luật khi đã đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, và có hướng dẫn, triển khai đồng bộ đến các địa phương.

Ưu tiên hàng hóa xuất khẩu

Liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp cho biết, do hiện nay có rất nhiều chốt kiểm soát nên việc vận chuyển hàng hóa đến cảng, sân bay thường bị chậm trễ. Doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng áp dụng giải pháp, cơ chế phù hợp, thống nhất giữa các địa phương để các xe vận chuyển hàng hóa được lưu thông thuận lợi hơn, tránh bị ùn tắc tại các chốt kiểm soát ra vào TP. HCM.

Cùng với đó, các doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng cho phép nhân viên làm việc tại các công ty logistics (bao gồm cả tài xế và nhân viên văn phòng) được di chuyển mà không hạn chế; kiến nghị đảm bảo việc cung ứng và vận tải xuyên suốt, không bị gián đoạn cho các sản phẩm thuốc, đặc biệt ở khâu phân phối sản phẩm từ nhà phân phối tới cơ sở bán lẻ.

Liên quan đến đề xuất vận chuyển liên tỉnh, từ cảng biển về các thành phố đối với các thiết bị công nghệ điện toán, thiết bị cung cấp cho việc vận hành trung tâm dữ liệu, hỗ trợ hạ tầng. Các doanh nghiệp cho rằng, đây là những thiết bị cần thiết cho nền tảng công nghệ phục vụ các dịch vụ giao dịch hàng ngày bao gồm cả viễn thông, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, dược phẩm… thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ làm việc, học tập từ xa của các tổ chức cá nhân, đặc biệt trong thời gian đại dịch. Các nhà cung cấp các loại thiết bị này cần liên tục chuyển giao, nâng cấp, sửa chữa thiết bị tại các trung tâm dữ liệu.

Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết, Chỉ thị hướng dẫn cần thiết, áp dụng thực hiện thống nhất cho tất cả các tỉnh, thành phố, địa phương cho phép và tạo điều kiện giao thông thông suốt giữa các tỉnh, thành phố, địa phương đối với các phương tiện vận tải thiết bị công nghệ, thiết bị điện toán, lắp đặt cho các trung tâm dữ liệu, cùng các đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ, đảm bảo hoạt động các trung tâm dữ liệu được vận hành liên tục và an toàn.

Liên quan đến việc tực hiện các Chỉ thị giãn cách của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ để các nhà máy có thể hoạt động trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất có thể, đồng thời cho phép mở lại các hoạt động kinh doanh đầu tư (trừ những hoạt động kinh doanh bị cấm).

Đồng thời, thông báo cho doanh nghiệp biết trước thời gian sẽ nới lỏng giãn cách tại các tỉnh, thành phố phía Nam để doanh nghiệp có thể thỏa thuận đơn hàng với những đối tác mua hàng nước ngoài và có thời gian chuẩn bị. Hướng dẫn trước về các quy định tái khởi động hoạt động kinh doanh sau khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ để các doanh nghiệp có thể kiểm tra trước những vấn đề cần chuẩn bị để bắt tay vào tái sản xuất.

Các doanh nghiệp cho biết, sẽ đảm bảo nguyên tắc 5K và 5T của Bộ Y tế quy định, cam kết tự chịu trách nhiệm trước lãnh đạo các cấp nếu để xảy ra vi phạm các quy định của Chính phủ, các bộ và lãnh đạo thành phố.

Báo Hải quan

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *