OPEC bất đồng, thị trường dầu bất ổn

OPEC bất đồng, thị trường dầu bất ổn

Sự bất đồng trong OPEC có thể gây ra một thời kỳ bất ổn hơn với giá dầu. Giá dầu có thể tăng mạnh do thiếu nguồn cung hoặc đột ngột giảm sâu nếu các nước đua nhau bơm dầu ra thị trường.
OPEC bất đồng, thị trường dầu bất ổn - 1
Sự bất đồng trong OPEC có thể gây ra một thời kỳ bất ổn hơn với giá dầu (Ảnh: Getty).

Giá dầu thô trên thị trường thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong 6 năm sau thông tin Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, gọi là liên minh OPEC+, kết thúc cuộc họp vào ngày 5/7 mà không đạt được thỏa thuận nào. Kế hoạch bơm thêm 400.000 thùng dầu mỗi ngày do OPEC, Nga và các đồng minh khác đề xuất đã bị UAE phản đối.

Giá dầu WTI kỳ hạn tháng 8 phiên hôm qua có lúc đã tăng lên 76,98 USD/thùng trong phiên ngày 6/7 trước khi giảm 2,4% xuống 74,53 USD/thùng. Nhiều nhà phân tích kỳ vọng, giá dầu sẽ tăng khi các nước thành viên OPEC bất hòa và giá có thể vẫn leo thang bất chấp việc bán tháo.

“Nó sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi tốt hơn. Tôi vẫn nghĩ giá sẽ lên mức cao nhất là 85-90 USD/thùng”, John Kilduff, đối tác của Again Capital nói và cho biết dầu sẽ được bơm ra thị trường nhiều hơn và Nga sẽ là nước dẫn đầu.

Tuy vậy, một số nhà phân tích dự báo giá dầu có thể tăng vọt lên mức 100 USD/thùng trong suốt năm tới. Mối bất hòa giữa Saudi Arabia và UAE tạo ra một vết nứt mới trong OPEC, điều đó có nghĩa dầu cũng có thể tăng nếu các nước thành viên quyết định bơm thêm.

“Thực tế, tôi không nghĩ có ai muốn đi theo hướng này”, ông Bart Melek, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại TD Securities nói và cho rằng, hành động của OPEC có thể ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường dầu. Ngoài ra, một vấn đề chính là liệu Mỹ và Iran có đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran hay không, có cho phép hơn 1 triệu thùng dầu của nước này trở lại thị trường hay không?

Một rủi ro khác nữa là liệu các biến thể của virus SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế và làm giảm nhu cầu đi lại hay không?

OPEC và các đối tác đã có thể đồng ý bơm thêm 400.000 thùng/ngày vào thị trường bắt đầu từ tháng 8, nhưng UAE lại muốn nâng sản lượng cơ bản từ 3,1 triệu thùng/ngày lên 3,8 triệu thùng/ngày.

Sau ba ngày họp, nhóm này cũng bế tắc trong việc liệu thỏa thuận có bao gồm việc gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng, vốn bị UAE phản đối, đến cuối năm 2022 hay không. Nếu không đạt được thỏa thuận, 5,8 triệu thùng/ngày, bị cắt giảm từ năm ngoái do nhu cầu sụt mạnh vì đại dịch, sẽ vẫn nằm ngoài thị trường ngay cả khi nhu cầu đã tăng trở lại.

Helima Croft – trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets – cho biết: “Tôi nghĩ rằng, rủi ro sự kiện OPEC đã trở lại. Chúng tôi đã làm ăn khá suôn sẻ trong năm nay và bây giờ không ổn chút nào”.

Theo ông, một khi mọi người bắt đầu chú ý vào 5,8 triệu thùng đầu đang nằm ngoài thị trường, thì việc chúng quay trở lại như thế nào rất quan trọng. Thị trường sẽ bị ảnh hưởng khác nhau dựa trên việc dầu có chảy ngược trở lại hay các nước sản xuất cung cấp tràn ngập ra thị trường.

Xung đột giữa Saudi Arabia và UAE, trước đây là đồng minh mạnh mẽ của OPEC, xảy ra vào thời điểm thị trường ngày càng cần nhiều nguồn cung hơn. Các nhà phân tích cho rằng, thế giới đang thiếu tới 2 triệu thùng/ngày, dựa trên mức sản xuất hiện tại và nhu cầu ngày càng tăng. Điều đó có nghĩa là dầu đang được lấy từ các kho dự trữ, và áp lực lên giá có thể ngày càng tăng khi nền kinh tế phục hồi và nhu cầu tăng.

Trong khi đó, Mỹ hiện đang sản xuất ít hơn khoảng 2 triệu thùng/ngày so với trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 và sản lượng vẫn giữ mức ổn định ngay cả khi giá dầu tăng mạnh. Ngành công nghiệp Mỹ đã đi vào khuôn khổ hơn do yêu cầu từ các cổ đông và các bên cho vay. Các công ty dầu mỏ cũng đang đối mặt với yêu cầu về tính bền vững và áp lực giảm thiểu lượng carbon.

Nhưng một khi giá tăng, chắc chắn các giếng dầu của Mỹ sẽ bơm nhiều hơn. Andy Lipow, Chủ tịch của Lipow Oil Associates cho rằng: “Tôi nghĩ khi giá tăng lên, một trong những điều mà OPEC + các thành viên lo lắng là mức giá tăng đột biến sẽ khuyến khích nhiều hoạt động khoan ở các khu vực khác trên thế giới”.

Song, theo ông Lipow, OPEC cũng sẽ cẩn thận về việc giá giảm và có khả năng sẽ giảm hơn nữa. “Nếu giá dầu giảm 5 USD/thùng, họ sẽ đi đến thỏa thuận là không cung cấp thêm nguồn cung ra thị trường”, ông nói.

Theo Dân trí

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *