Thỏa thuận sản xuất của OPEC sẽ không bị cản trở bởi cấm vận Iran

Thỏa thuận sản xuất của OPEC sẽ không bị cản trở bởi cấm vận Iran

Quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc phá bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran và áp dụng lại các biện pháp trừng phạt lên những người thu mua dầu của Iran sẽ có tác động lớn đến xuất khẩu dầu thô của Iran, nhưng không mong đợi nó sẽ cản trở thỏa thuận sản xuất giữa OPEC và đồng minh.

Không có áp lực từ nội bộ của nhóm để kết thúc sự hợp tác này. Thỏa thuận này sẽ kéo dài đến cuối năm 2018 và có thể được gia hạn lại nếu những người tham gia không tin rằng thị trường đã được tái cân bằng.

Trước đây mọi người đã cho rằng OPEC+ đang trong quá trình cắt giảm mức tồn kho trung bình năm năm như là mục tiêu. Tuần trước, bộ trưởng dầu mỏ Saudi Khalid Al-Falih đã phủ nhận việc nó là mục tiêu của nhóm.

Tất cả các bên tham gia cắt giảm đang được hưởng những lợi ích của giá cao hơn và đối với nhiều người tham gia trong số họ nó hoàn toàn không tốn chi phí nào – họ đang sản xuất nhiều nhất có thể.

Công suất dự phòng đáng kể trong nhóm nằm ở Saudi Arabia, Nga và United Arab Emirates. Các nước này đã chọn không thúc đẩy sản xuất của họ để phản ứng với sản lượng sụp đổ của Venezuela, không phải vì họ thiếu một yêu cầu để làm như vậy, nhưng bởi vì họ thích mức giá cao hơn là kết quả từ sự mất đi một khối lượng lớn dầu. Tính toán đó có thể nhanh chóng thay đổi trong trường hợp xuất khẩu của Iran giảm mạnh do các lệnh trừng phạt.

Nếu Saudi Arabia và Nga quyết định rằng họ muốn cung cấp cho thế giới nhiều dầu hơn, họ có thể. Có rất nhiều tiền lệ trong lịch sử. Chỉ cần nhìn lại vào năm 2011 khi Saudi đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng với việc mất nguồn cung Libya. Hoặc nhìn vào năm 2015, khi họ từ chối trợ cấp cho các nhà sản xuất có chi phí cao và bắt tay vào chiến lược chia sẻ thị trường mà cuối cùng đã bị chấm dứt bởi thỏa thuận sản lượng hiện tại. Saudi đã không tìm kiếm sự chấp thuận của các thành viên OPEC khác trong cả hai trường hợp.

Iran chắc chắn sẽ xem đây là một nỗ lực trắng trợn để “ăn cắp” các khách hàng của một thành viên OPEC. Nhưng không có gì đáng ngạc nhiên. OPEC có một lịch sử hoạt động lâu dài khi một hoặc nhiều thành viên của họ bị trừng phạt quốc tế. Khi Iraq rơi vào các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc trong hơn một thập kỷ sau khi nước này xua quân xâm chiếm Kuwait, một thành viên OPEC vào năm 1990, điều đó đã không ngăn cản các thành viên còn lại hoạt động hoặc ngăn chặn Saudi Arabia, Iran và Venezuela nhanh chóng can thiệp bù đắp sự sụt giảm.

Những người nắm giữ công suất dự phòng sẽ không cần phải chủ động đuổi theo người mua của Iran. Người mua sẽ phải tìm kiếm cung thay thế sau khi các thùng dầu Iran bị cắt. Các nhà xuất khẩu đơn giản sẽ chỉ phản ứng với nhu cầu của khách hàng đối với dầu thô của họ.

Có bao nhiêu nguồn cung cấp dầu thô mà thế giới có thể bị mất do hành động của Trump? Có lẽ ít hơn mức đã bị mất bởi  trừng phạt dưới thời của Tổng thống Barack Obama. Tống thống đương nhiệm  chắc chắn sẽ muốn các hạn chế của mình trở thành “lớn nhất” và chắc chắn ông sẽ không muốn mức trừng phạt ít hơn hơn người tiền nhiệm của mình.

Bộ Tài chính Mỹ cho phép người mua dầu thô Iran áp dụng cho trường hợp miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt nếu họ “chứng tỏ cam kết giảm các giao dịch mua đáng kể.” Điều tạo ra sự sụt giảm đáng kể hiện vẫn không rõ ràng. Nó có khả năng là một mức cắt giảm khối lượng ít nhất 20 phần trăm, ở ngưỡng của chính quyền Obama, ngoài việc chấm dứt hợp đồng dầu thô Iran trong tương lai.

Cũng không rõ ràng liệu các biện pháp trừng phạt cũng có thể được áp dụng cho xuất khẩu khí ngưng tụ condensate của Iran, mà chính quyền Obama đã miễn trừ hay không. Doanh số bán condensate của Iran  ở nước ngoài hiện đang khoảng 400.000 thùng một ngày. Nếu định nghĩa của dầu thô được mở rộng để bao gồm condensate, thì việc mua loại dầu thô nhẹ này cũng sẽ bị cắt.

Áp dụng quy tắc 20% cho 2,82 triệu thùng dầu thô và condensate mà Iran xuất khẩu trong tháng 4 cho thấy rằng chúng ta có thể thấy hơn 560.000 thùng mỗi ngày bị loại bỏ khỏi thị trường vào tháng 11, nếu tất cả người mua tuân thủ các yêu cầu của Mỹ.

Nếu điều đó xảy ra, hy vọng Al-Falih và đối tác Nga sẽ điện đàm để đồng ý với việc mỗi nước sẽ tăng sản lượng thêm bao nhiêu. Trong khi đó, sự tuân thủ chung của nhóm với mục tiêu cắt giảm sản lượng sẽ vẫn duy trì trên 100 phần trăm và thỏa thuận này sẽ tiếp tục diễn ra.

Nguồn: xangdau.net/Bloomberg

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *