Trăm cái khó “đe dọa” doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Trăm cái khó “đe dọa” doanh nghiệp vật liệu xây dựng

(Xây dựng) – Trước những hệ lụy của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đang phải “gồng mình” đối phó. Các doanh nghiệp vật liệu xây dựng cũng đang lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.

tram cai kho de doa doanh nghiep vat lieu xay dung

Đá siêu nhẹ Thanh Phúc ứng dụng tại các công trình.

Khó khăn bủa vây

Không phải đến khi xuất hiện dịch bệnh, ngành Vật liệu xây dựng mới đối mặt với khó khăn. Ngay từ năm 2019, bất động sản và nhu cầu đầu tư của người dân nói chung có phần chững lại đã khiến cho thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Đến năm 2020, sự bùng phát và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến người dân có xu hướng tích trữ các nhu yếu phẩm và hàng tiêu dùng nhanh, thay vì chi tiêu vào bất động sản. Chính phủ Việt Nam cũng vừa ký kết thành công Hiệp định EVFTA, đồng nghĩa với việc các sản phẩm vật liệu châu Âu sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và đem lại thách thức không hề nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước.

Đặc biệt, ngành Xi măng tiếp tục phải đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung, dẫn đến sự bất ổn của toàn bộ doanh nghiệp xi măng trong ngành. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, trong năm 2020, nhu cầu tiêu thụ xi măng nội địa ước tính sẽ tăng từ 4-5% so với năm 2019. Nhưng, dịch bệnh và thiên tai đang diễn ra sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân và nhu cầu về nhà ở sẽ giảm trong thời gian ngắn.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm thép xây dựng trong 2 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt khoảng 65% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu bằng 80%. Với mặt hàng tôn mạ kim loại và sơn phủ màu tiêu thụ trong nước đạt gần 70%, xuất khẩu bằng 60%; thép cán nguội bằng 87% và xuất khẩu 43,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Về nhập khẩu, do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng, khi các thị trường trên thế giới đều trong tình trạng cầm chừng để kiểm soát dịch bệnh nên nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất vật liệu khan hiếm và bị gián đoạn, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Tìm cơ hội trong thách thức

Trước thực trạng khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tìm cách gỡ khó như: Đa dạng hóa các sản phẩm, giảm giá bán, nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ, hoặc duy trì sản xuất cầm chừng để giữ chân người lao động và chờ thị trường vật liệu xây dựng khởi sắc trở lại sau mùa dịch.

Những thiệt hại về kinh tế là điều hiển nhiên, dịch bệnh càng kéo dài, sự phát triển của xây dựng cũng như vật liệu xây dựng càng trì trệ. Tuy vậy, sự tăng trưởng của ngành xét về mặt bằng chung có nhiều triển vọng. Việt Nam hiện nay vẫn đất nước nông nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa hiện còn ở mức thấp, nền kinh tế vẫn đang giữ ở mức tăng trưởng khá ổn định, cùng với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản thương mại, nhà ở và du lịch còn nhiều tiềm năng. Năm 2020, vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi được Chính phủ quan tâm và thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi tích cực, nhu cầu xây dựng của người dân vẫn còn nhiều.

Dịch bệnh xảy ra dù không lường trước, nhưng dường như nó giống một chiếc màng lọc giữ lại những doanh nghiệp làm ăn chân chính với những sản phẩm có chất lượng cao. Những doanh nghiệp làm ăn chộp giật và kinh doanh gian dối mặc nhiên sẽ bị gạt khỏi cuộc chiến này. Từ đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín của mình.

Các cơ quan chức năng cần có những biện pháp tích cực, để từng bước tháo gỡ khó khăn, nhất là trong việc tiêu thụ sản phẩm và tạo cầu nối liên doanh, liên kết sản xuất giữa các đơn vị trong ngành; đồng thời có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về thuế, nguồn vốn tín dụng.

Bên cạnh đó, về giải pháp lâu dài, bản thân từng doanh nghiệp cần tích cực, chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng các sản phẩm; kịp thời nắm bắt nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng của khách hàng để điều tiết sản xuất hợp lý; chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và chất lượng dịch vụ trong khâu bán hàng; tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước… Tiêu biểu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng có Công ty Cổ phần Cơ khí và Vật liệu xây dựng Thanh Phúc (Công ty Thanh Phúc) đã nỗ lực tìm hướng đi mới trong thời điểm khó khăn với việc phát triển vật liệu siêu nhẹ, đặc biệt là đá siêu nhẹ, ứng dụng công nghệ sản xuất đá siêu nhẹ, với nhiều đặc tính nổi trội. Đây là vật liệu lý tưởng thay thế đá tự nhiên ngày càng cạn kiệt do nhu cầu khai thác phục vụ xây dựng ngày càng lớn của con người. Một sản phẩm mới đang chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp vững vàng trước những khó khăn thách thức của thị trường trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu bởi dịch bệnh.

Nguồn: Báo Xây Dựng

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *