Trung Quốc hưởng lợi từ bất đồng giá dầu Nga-Saudi Arabia

Trung Quốc hưởng lợi từ bất đồng giá dầu Nga-Saudi Arabia

Các nhà phân tích đánh giá rằng ngành công nghiệp của Trung Quốc vốn chịu nhiều tác động từ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã nhận được “tin mừng” từ giá dầu giảm.

Chú thích ảnh

Một cơ sở lọc dầu tại Saudi Arabia. Ảnh: Reuters

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết 72% dầu thô tiêu thụ tại Trung Quốc năm 2019 được nhập khẩu, với mức trung bình 10 triệu thùng/ngày. Điều này đồng nghĩa với việc giá dầu giảm do bất đồng gần đây giữa Nga và Saudi Arabia có thể hỗ trợ các công ty giảm giá thành sản xuất khi bắt đầu hoạt động trở lại.

Ông Bai Jun tại Hiệp hội Dầu mỏ Trung Quốc nhận định: “Trung Quốc giành được lợi thế từ cuộc chiến giá dầu khi đứng ở vị trí nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất”.

Năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu 506 triệu tấn dầu (khoảng 3,7 triệu thùng), tăng 9,5% so với 2017.

Nhà kinh tế học Julian Evans-Pritchard tại công ty Capital Economics (Anh) dự đoán giá dầu thấp sẽ giúp các công ty công nghiệp Trung Quốc tăng lợi nhuận 2% trong năm nay.

Ngày 11/3, giá dầu Brent đã giảm và xuống mức 36 USD/thùng. Trước đó, ngày 6/3 giá dầu đã giảm hơn 30% do bất đồng Nga – Saudi Arabia.

Kênh CNN (Mỹ) cho biết Nga ngày 6/3 đã không ủng hộ kế hoạch của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) về giảm khai thác dầu mỏ ở thời điểm nhu cầu “vàng đen” giảm do dịch COVID-19.

Saudi Arabia đáp trả Nga bằng việc giảm giá dầu và cam kết tăng sản lượng. Tập đoàn Saudi Aramco ngày 10/3 tuyên bố khai thác 12,3 triệu thùng/ngày vào tháng 4.

Saudi Arabia và Nga là hai quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu đến Trung Quốc.

Theo dữ liệu năm 2019, giá dầu nhập khẩu trung bình của Trung Quốc là khoảng 65 USD/thùng.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng gặp khó khăn khi nước này vốn sản xuất 190 triệu tấn dầu (1,4 tỷ thùng) trong năm 2019.

Giáo sư Dong Xiucheng tại Đại học Kinh doanh Quốc tế và Kinh tế (Trung Quốc) đồng ý rằng giá dầu thấp tạo thuận lợi cho người tiêu dùng Trung Quốc và kích thích tăng trưởng nhưng điều này đồng thời tạo ra “mùa Đông lạnh lẽo” đối với các nhà sản xuất dầu nội địa.

Ông Wang Yongzhong tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định: “Bắc Kinh lo ngại về an ninh năng lượng hoặc cách gia tăng nguồn cung ổn định thay vì gặt hái từ mức giá thấp”.

Nguồn: Báo Tin tức

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *