Bà Rịa – Vũng Tàu nhiều chính sách thu hút phát triển logistics

Bà Rịa – Vũng Tàu nhiều chính sách thu hút phát triển logistics

Ngành logistics có vai trò và vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế. Những năm qua, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) đã có những chính sách phù hợp để thu hút đầu tư nhằm phát huy lợi thế, phát triển về logistics.

Giai đoạn 2011- 2020, tỉnh BRVT đã chú trọng xây dựng đề án phát triển dịch vụ logistics, với 5 chương trình trọng tâm làm cơ sở để triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển logistics; Quy hoạch trung tâm logistics; Phát triển tổng thể cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển logistics; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực logistics; Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển logistics. Tính đến năm 2022, những chương trình kế hoạch đó đã từng bước được triển khai quyết liệt và dần hoàn thiện với nhiều dự án mới, thu hút đầu tư mạnh mẽ cả trong nước và nước ngoài. Nhất là trong lĩnh vực hạ tầng giao thông và Trung tâm logistics.

1-2-compressed(1).jpg

Theo đánh giá của tỉnh, thì đây là một ngành kinh tế mới, cần có căn cứ pháp lý cụ thể để triển khai, vì vậy cần đưa Quy hoạch phát triển Logistics vào quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội toàn tỉnh và bổ sung vào quy hoạch kinh tế – xã hội tổng thể quốc gia. Từ đó để triển khai huy động và kêu gọi nguồn vốn đầu tư, khai thác và quản lý quỹ đất.

Tính đến nay, việc quy hoạch đất cho Trung tâm logistics BRVT và các khu chức năng trong Trung tâm logistics Cái Mép Hạ vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng dịch vụ và lượng hàng container thông qua các cảng trên địa bàn tỉnh.

tien20ich20ba20ria207-compressed(1).jpg

Cùng với đó là việc nghiên cứu thành lập trường đào tạo nhân lực cho ngành, như mở tại các trường đại học, cao đẳng, sau đó là thành lập trường đào tạo ngay cạnh Trung tâm logistics để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, học tập của các sinh viên/học viên.

Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành dịch vụ này tập trung vào các vấn đề về hỗ trợ thu hút đầu tư, hỗ trợ và giảm chi phí logistics, ưu đãi về giá thuê đất, cải cách nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính,…

Tỉnh cũng có cơ chế cho việc miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất là nhà đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng, sản xuất kinh doanh dịch vụ trong Trung tâm logistics BRVT.

Đồng thời là công tác chuẩn bị mặt bằng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung ở đây. Những chính sách được miễn giảm chủ yếu là về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, chính sách nâng cao năng lực các doanh nghiệp hoạt động logistics, chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics và chính sách nhằm triển khai hải quan điện tử, cải cách hành chính và minh bạch trong các dịch vụ công,…

Đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư vào trung tâm logistics, tỉnh cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được áp dụng quyết liệt, rõ ràng như: Khuyến khích thu hút đầu tư cũng như việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics; Ưu đãi đầu tư đặc biệt với khu Trung tâm logistics Cái Mép Hạ; Giảm thuế thu nhập với những người có thu nhập thuộc diện chịu thuế; Chính sách khuyến khích thành lập kinh doanh dịch vụ logistics, hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp mạnh trong nước và đối tác nước ngoài để tăng sức bật; Chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

logistics-brvt-16645206912421835667727-compressed.jpg

Tỉnh chủ động thành lập Quỹ đầu tư/Công ty đầu tư tài chính nhà nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp. Ngoài ra còn nghiên cứu phương án chính quyền tỉnh vay vốn ODA từ Chính phủ theo các định chế tài chính hoặc cấp vốn từ ngân sách tỉnh cho công ty, đơn vị đầu tư cơ sở hạ tầng Trung tâm logistics.

Thủ tục hành chính cũng được đơn giản hóa nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư vào dịch vụ logistics. Trong đó áp dụng thủ tục hải quan bằng thông quan điện tử nhằm đẩy nhanh, tạo thuận lợi cho hàng hóa thông quan qua cảng biển BRVT. Qua đó, tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác đi khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển logistics tại châu Âu, Nhật Bản và nhiều nước có ngành công nghiệp, dịch vụ logistics phát triển.

Từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ kết nối Trung tâm dịch vụ logistics Cái Mép với hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải, cùng với đó là kết nối quốc lộ 51 và xây dựng Trung tâm Logistics chuyên sâu Cái Mép.

Đến nay, hạ tầng giao thông kết nối với trung tâm logistics đã từng bước hoàn thiện. Hệ thống công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong quản lý hoạt động dịch vụ logistics cũng dần được ứng dụng rộng rãi, nhiều công trình lớn, hiện đại được đưa vào đầu tư, khai thác.

Bạch Sa

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *