Các doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng bền vững

Các doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng bền vững

Vấn đề cải thiện việc thực thi các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, giúp nâng vị thế của quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành yêu cầu quan trọng.

1.jpg
Đức chính thức áp dụng Luật về Trách nhiệm tra soát của doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa các vi phạm về quyền con người trên toàn chuỗi cung ứng (LkSG) từ ngày 01/01/2023. 

Viêt Nam đang trở thành trung tâm sản xuất của thế giới và tăng cường tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu. Đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và vùng lãnh thổ. Để nắm bắt được cơ hội thị trường từ các hiệp định này, các doanh nghiệp cần phải hiểu và tuân thủ các cam kết và yêu cầu của thị trường các nước đối tác.

Bên cạnh những yêu cầu về năng suất và chất lượng, các đối tác nước ngoài đang ngày càng có xu hướng đặt ra thêm những yêu cầu liên quan đến xã hội, môi trường  trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp. Xu hướng này đang được đẩy mạnh bởi các quy định về trách nhiệm tra soát liên quan đến phát triển bền vững đã được ban hành ở một số quốc gia phát triển. Những quy định này yêu cầu các doanh nghiệp phải đánh giá và giảm thiểu rủi ro vi phạm các tiêu chuẩn về lao động và môi trường trên toàn chuỗi cung ứng.  

Trong các đối tác thương mại của Việt Nam, Đức – đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu, đã ban hành và sẽ chính thức áp dụng Luật về Trách nhiệm tra soát của doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa các vi phạm về quyền con người trên toàn chuỗi cung ứng (LkSG) từ ngày 01/01/2023. Luật yêu cầu các doanh nghiệp lớn hoạt động trên lãnh thổ Đức chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến quyền con người và môi trường trên toàn chuỗi cung ứng. Chỉ thị về trách nhiệm tra soát bền vững cũng đang được các nước Liên minh Châu Âu thảo luận và dự kiến sẽ áp dụng các quy định tương tự tại tất cả các nước Liên minh Châu Âu. 

Mặc dù không chịu sự điều chỉnh trực tiếp của những quy định nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chịu tác động khi tham gia chuỗi cung ứng của các công ty nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của luật. Việc sớm nắm bắt những yêu cầu của các khách hàng (tiềm năng) sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước chuẩn bị sẵn sàng hệ thống giám sát nội bộ hiệu quả, đảm bảo các tiêu chuẩn về lao động và môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.  

Cải thiện việc thực thi các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng tầm vị thế quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và gia tăng giá trị trong nước của Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước phát triển theo hướng bền vững và có trách nhiệm hơn cũng sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu cam kết của Việt Nam về phát triển bền vững, trong đó có cam kết về trung hòa các-bon vào năm 2050.  

Các yêu cầu về trách nhiệm tra soát chuỗi cung ứng không hoàn toàn mới. Tuy nhiên, so với trước đây, các yêu cầu này ngày càng liên quan chặt chẽ hơn, đòi hỏi sự chủ động của doanh nghiệp nhiều hơn. Việc nhanh chóng nắm bắt và thực hiện các quy định này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, cải thiện năng lực cạnh tranh trong chuỗi, đồng thời, mang lại lợi ích trực tiếp cho người lao động”, theo ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp.

xuat-nhap-khau20221214170416.png
Thời điểm ghi nhận các mốc kỷ lục của xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2022. Nguồn: Bộ Công Thương.

* Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 14/12/2022, trị giá xuất nhập khẩu là 698,5 tỷ USD. Cột mốc 700 tỷ USD sẽ được ghi nhận vào ngày 15/12/2022.

* Tính đến hết tháng 11/2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Anh đạt 287 triệu USD. Đó là con số lạc quan, vì không bị sụt giảm so với lại cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội, lợi thế xuất khẩu sang thị trường Anh trong bối cảnh lạm phát cao và người tiêu dùng cũng có những hạn chế về tiêu thụ.

* Theo Tổ chức Thương mại thế giới xuất khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 20 trên thế giới. Trong ASEAN, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trị thứ 2 (chỉ sau Singapore) và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 2 (chỉ sau Singapore).

Võ Thị Phương Thủy (tổng hợp)

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *