Cuộc bầu cử Iraq có thể làm gián đoạn ngành công nghiệp dầu mỏ

Cuộc bầu cử Iraq có thể làm gián đoạn ngành công nghiệp dầu mỏ

Người dân Iraq sẽ tiến hành các cuộc bỏ phiếu vào thứ Bảy tuần này để bầu ra chính phủ tiếp theo của họ, có khả năng là một liên minh – một sự thay đổi mà có thể dẫn đến sự trì hoãn trong các dự án dầu mới và kế hoạch cơ sở hạ tầng cho ngành này.

S & P Platts dẫn nguồn từ các công ty dầu mỏ quốc tế nói rằng chính phủ mới có thể trì hoãn việc phê duyệt dự án, trong đó có việc trao giấy phép cho cuộc đấu thầu mới nhất được tổ chức vào cuối tháng Tư.

Các kế hoạch mở rộng công suất sản xuất dầu của nước này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi chính phủ, bao gồm Dự án liên hợp phía Nam do Exxon và PetroChina quản lý, đây sẽ là công cụ cho phép Iraq tăng sản lượng lên 8 triệu thùng/ngày trong tương lai.

Việc xây dựng nhà máy lọc dầu và mở rộng công suất xuất khẩu là hai lĩnh vực có thể thấy sự chậm trễ hoặc thay đổi nếu chính phủ chuyển giao quyền lực: Chính phủ hiện hành đã đưa cho các nhà đầu tư các dự án xây dựng nhà máy lọc dầu mới với tổng công suất 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, nhưng chỉ mới có một dự án như vậy được cấp cho công ty Ranya International của Kurdistan. Nhà máy lọc dầu này sẽ xử lý 70.000 thùng/ngày.

Bên cạnh sự chậm trễ trong việc phê duyệt dự án, nếu chính phủ mới – có thể là bất kỳ ai – không giải quyết được những vấn đề bức xúc nhất của đất nước vừa mới xuất hiện từ cuộc chiến kéo dài hàng năm với Nhà nước Hồi giáo IS, thì nó có thể rơi trở lại vào tình trạng hỗn loạn và bạo lực, điều này sẽ có những tác động rất lớn đối với tất cả các ngành công nghiệp, không riêng gì dầu mỏ.

CNBC đưa tin rằng Thủ tướng đương nhiệm, Haider al-Abadi, là người có nhiều khả năng chiến thắng nhất trong cuộc bỏ phiếu vào thứ Bảy tới, nhưng sự cạnh tranh khốc liệt hơn so với bốn năm trước đây. Số lượng các đảng tham gia bầu cử năm nay là chín, so với chỉ bốn đảng vào năm 2014. Hơn nữa, Al-Abadi sẽ cạnh tranh với cựu Thủ tướng, Nuri al Maliki, người vẫn còn có nhiều sức ảnh hưởng trong đời sống chính trị ở Iraq.

Iraq là nước sản xuất dầu lớn thứ hai của OPEC, vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào về chính trị ở trong nước sẽ có tác động trực tiếp và rõ ràng lên giá dầu. Rủi ro cho giá trở nên lớn hơn do khả năng thành lập một liên minh – liên minh luôn có cấu trúc không vững nhiều hơn so với chính phủ do một đảng chiếm đại đa số, bất kể là quốc gia nào.

Nguồn tin: xangdau.net

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *