Đề xuất dừng nhập khẩu xăng dầu: Việt Nam có thể bị trả đũa thương mại?

Đề xuất dừng nhập khẩu xăng dầu: Việt Nam có thể bị trả đũa thương mại?

Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải, cho rằng nếu chấp thuận đề xuất dừng nhập khẩu xăng dầu của PVN thì Việt Nam sẽ vi phạm các cam kết thương mại, đó là chưa kể hành động này có thể khiến Việt Nam bị “trả đũa”.

Đề xuất dừng nhập khẩu xăng dầu:Việt Nam có thể bị trả đũa thương mại?

Đề xuất dừng nhập khẩu xăng dầu: Việt Nam có thể bị trả đũa thương mại?

Cách đây hơn 1 tháng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã có văn bản kiến nghị gửi lên Bộ Công Thương và Bộ Tài chính về một số giải pháp để gỡ khó cho nhà máy lọc dầu trong nước.

Theo đó, PVN đề nghị 2 bộ trên xem xét việc ngừng nhập khẩu xăng dầu để giảm tình trạng tồn kho tại nhà máy lọc dầu Dung Quất (Bình Sơn) và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Đề xuất này của PVN đã gây ra những tranh luận trái chiều trong giới kinh tế. Dù vậy, cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương vẫn chưa chấp thuận đề xuất trên.

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã phân tích “thế khó” của Chính phủ đối với đề xuất của PVN.

Cụ thể, ông Hải cho hay trong thời gian qua, giá dầu thô trên thị trường quốc tế sụt giảm nghiêm trọng. Điều này làm ảnh hưởng đến nguồn thu của PVN và qua đó ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của quốc gia. Bộ Công Thương “rất chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp, cụ thể là nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn”, ông Hải nói.

Tuy nhiên, theo ông Hải, Việt Nam hiện có 33 đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Trong 3 tháng qua, cũng như PVN, các đầu mối nhập khẩu xăng dầu gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu trong nước liên tục giảm (xăng giảm 8 phiên liên tiếp, dầu giảm 9 phiên liên tiếp).

Để xem xét đề xuất của PVN, chúng tôi đã bàn bạc với các đơn vị của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, các hiệp hội xăng dầu và kể cả những hiệp hội doanh nghiệp trực tiếp dùng xăng dầu làm nguyên liệu đầu vào. Chúng tôi rất cân nhắc trong việc đưa ra quyết định (có dừng nhập khẩu xăng dầu không – PV).

Nếu hạn chế nhập khẩu thì trong số 33 đầu mối chỉ còn 1 đầu mối được phép nhập khẩu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá cả, quyền lợi của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp dùng xăng dầu làm nguyên liệu đầu vào và người tiêu dùng.

Mặc khác, việc cấm nhập khẩu xăng dầu là cấm các nước khác bán dầu vào Việt Nam, tức là ta vi phạm cam kết thương mại. Liệu các nước có làm điều tương tự là cấm ta xuất khẩu một mặt hàng thế mạnh nào đó của ta vào nước họ không”, ông Hải nói.

Ông Hải cho biết thêm ông đã trao đổi với tổng giám đốc của PVN, báo cáo cấp có thẩm quyền, việc quyết định đồng ý hay không đồng ý đề xuất của PVN phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, đảm bảo an ninh năng lượng.

Nếu phụ thuộc một đầu mối cung cấp xăng dầu thì khi thiếu hàng, sản xuất kinh doanh sẽ thế nào, đời sống nhân dân sẽ ra sao. Nhắc lại năm ngoái, nhà máy Nghi Sơn gặp sự cố hơn 1 tháng, lúc đó chúng tôi rất lo, yêu cầu phải tăng nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam ngay”, ông Hải cho biết.

Vị Thứ trưởng của Bộ Công Thương cũng chỉ ra rằng việc đề xuất dừng nhập khẩu xăng dầu còn phải lưu ý đến các hợp đồng đã kí kết của nhà máy Nghi Sơn và Bình Sơn với các đối tác khác. Và bản thân các đối tác đó lại cũng đã kí hợp đồng với các đối tác khác nữa. Việc dừng nhập khẩu xăng dầu sẽ khiến các đơn vị này chịu thiệt hại vì không tuân thủ hợp đồng.

Tôi mong các doanh nghiệp chia sẻ quyền lợi một cách hài hòa”, ông Hải nói.

Nguồn: VietnamFinance

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *