Giá dầu châu Á giảm nhẹ phiên 14/12​

Giá dầu châu Á giảm nhẹ phiên 14/12​

Giá dầu châu Á giảm sau khi số liệu trong ngành cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng so với dự báo giảm của giới phân tích, củng cố lo ngại về nhu cầu sụt giảm ngay cả khi nguồn cung thắt chặt.

Baden Moore, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Ngân hàng Quốc gia Australia, cho hay bất kỳ bình luận nào từ Fed cho thấy lãi suất sẽ tăng với tốc độ chậm lại cũng sẽ hỗ trợ cho giá dầu.

Giá dầu châu Á giảm nhẹ phiên 14/12​. Ảnh: TTXVN phát

Khép phiên này, giá dầu Brent biển Bắc đã giảm 18 xu Mỹ (0,2%) xuống 80,50 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 34 xu Mỹ (0,2%) xuống 75,05 USD/thùng.

Nhà phân tích Tina Teng của công ty dịch vụ tài chính CMC Markets (Anh) cho biết các nhà giao dịch trên thị trường cũng bán ra chốt lời do những rủi ro trước thềm cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tuy nhiên, bà Tina dự đoán giá dầu có thể tiếp tục đà phục hồi gần đây và hoạt động bán tháo trước đó, do lo ngại suy thoái gây ra, đã dừng lại sau hai số liệu đưa ra cho thấy lạm phát của Mỹ hạ nhiệt.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào ngày 14/12 theo giờ địa phương, ít hơn so với mức 75 điểm cơ bản trong các đợt tăng lãi suất trước đó trong bối cảnh cơ quan này phải đối phó với lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng 0,1% trong tháng 11/2022 sau khi tăng 0,4% trong tháng trước đó.
Baden Moore, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Ngân hàng Quốc gia Australia, cho hay bất kỳ bình luận nào từ Fed cho thấy lãi suất sẽ tăng với tốc độ chậm lại cũng sẽ hỗ trợ cho giá dầu.
Các nguồn tin thị trường dẫn số liệu của Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho hay dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng khoảng 7,8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 9/12, cao hơn nhiều so với dự báo giảm 3,6 triệu thùng mà các nhà phân tích của hãng tin Reuters (Anh) đưa ra.
Số liệu về lượng dầu dự trữ đã tác động đến tâm lý của thị trường, giúp thị trường tăng 3% trong phiên trước đó nhờ hy vọng nhu cầu của Trung Quốc phục hồi khi các biện pháp hạn chế COVID-19 được nới lỏng và đồng USD suy yếu sau số liệu cho thấy lạm phát của Mỹ chững lại.
Theo số liệu từ Bộ Giao thông Trung Quốc, công ty phân tích và tư vấn năng lượng, hoạt động đi lại đường bộ và hàng không tại Trung Quốc đã phục hồi mạnh, thúc đẩy triển vọng nhu cầu nhiên liệu.
Trong báo cáo hàng tháng mới nhất của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), tổ chức này dự kiến tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới mạnh lên trong năm 2023 khi nền kinh tế khởi sắc nhờ việc nới lỏng chính sách zero-COVID của Trung Quốc./.

Minh Hằng (Theo Reuters)

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *