Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên 8/11

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên 8/11

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên 8/11
 
Trong ảnh: Bể chứa dầu tại kho dự trữ ở Carson, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên 8/11, do những lo ngại về suy thoái kinh tế và tình trạng bùng phát dịch  COVID-19 ngày càng tồi tệ ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu và lấn át những lo ngại về nguồn cung.
Chiều phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ WTI giảm 32 xu Mỹ (0,4%) xuống 91,47 USD/thùng. Trong khi đó,  giá dầu Brent Biển Bắc hạ 23 xu Mỹ (0,2%), xuống 97,69 USD/thùng.
Cả hai loại dầu chủ chốt đều đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2022 vào phiên trước đó (7/11), giữa bối cảnh Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, đang cân nhắc việc rút bớt các hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến dịch COVID-19.
Tuy nhiên, các quan chức y tế Trung Quốc cuối tuần qua đã tái khẳng định cam kết của Trung Quốc đối với chính sách “Zero COVID” của nước này. Ngoài ra, dữ liệu gần đây cho thấy hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của nước này bất ngờ giảm trong tháng 10/2022. Số ca nhiễm COVID-19 mới đã tăng lên ở tỉnh Quảng Châu và các thành phố khác của Trung Quốc. “Công xưởng” của thế giới đang phải chống chọi với đợt bùng phát tồi tệ nhất từ trước đến nay, báo hiểu khả năng phong tỏa xã hội chặt chẽ như đã từng áp dụng tại thành phố Thượng Hải. Điều này cũng đe dọa triển vọng nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu.
Đồng USD mạnh hơn cũng ảnh hưởng đến giá dầu, vốn được định giá bằng đồng USD. “Đồng bạc xanh” mạnh hơn khiến hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết, giới đầu tư sẽ theo dõi sát sao dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ, dự kiến công bố trong tuần này, để định hướng giao dịch.
Ông Teng cho biết: “Do lạm phát và lãi suất gia tăng ở các nước phương Tây lớn, giá dầu kỳ hạn vẫn đang được định giá trong khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu.  Điều này cùng với việc nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc giảm, là những lý do khiến giá dầu kỳ hạn giảm trong vài tháng qua”.
Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết, các nguyên tắc cơ bản trong ngắn hạn đối với dầu vẫn tăng, với trọng tâm là các vấn đề về nguồn cung.
Lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với dầu mỏ của Nga, được áp đặt để trả đũa cuộc xung đột Nga-Ukraine, dự kiến bắt đầu từ ngày 5/12 và sau đó EU sẽ ngừng nhập khẩu hoàn toàn các sản phẩm dầu của Nga vào tháng 2/2023.
Trong khi đó, theo một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters hôm 7/11, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ dự kiến tăng khoảng 1,1 triệu thùng trong tuần trước./.

Minh Trang (Theo Reuters)

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *