Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ logistics

Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ logistics

Sáng ngày 20/4, Bộ Công Thương cùng Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức Hội thảo “Phát triển thị trường dịch vụ logistics cho doanh nghiệp”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng đồng chủ trì Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội thảo

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội thảo

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã đặt mục tiêu: “Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 300 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics và các trường đại học tại Hà Nội cùng các cơ quan liên quan của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ, trong đó có nhiều doanh nghiệp là Hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA). Phó Chủ tịch VLA Đào Trọng Khoa và Phó Tổng Thư ký VLA Ngô Khắc Lễ đã tham dự và ký các Văn bản hợp tác có liên quan.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, năm 2020 đây là một trong những năm khó khăn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng, thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19. Mặc dù Chính phủ các nước nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu, nhưng do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, các quy định về cách ly, giãn cách xã hội, có những thời điểm, toàn bộ hoạt động gần như bị tê liệt…

Các động lực chính của thị trường này trong nửa cuối năm 2020 chính là nỗ lực lớn từ cả phía các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp để giúp ổn định chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. “Theo báo cáo của một tổ chức quốc tế, quy mô thị trường logistics toàn cầu ước đạt 3.215 tỷ USD vào năm 2021, tăng 17,6% so với năm 2020. Điều này cho thấy ngành logistics vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn” – Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.Thị trường logistics toàn cầu nửa cuối năm 2020 chủ yếu được thúc đẩy bởi việc khôi phục dòng chảy thương mại quốc tế. Hơn nữa, các chính sách thuận lợi hóa thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19 được thực hiện bởi Chính phủ cũng đang hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường.

Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Hàng không Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (Ảnh: VNA)

Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Hàng không Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (Ảnh: VNA)

Tại Hội thảo, thay mặt VLA, Phó Tổng thư ký Ngô Khắc Lễ đã ký Văn bản hợp tác với Vietnam Trong vấn đề Vietnam Airlines sẽ ưu tiên sử dụng các dịch vụ logistics có liên quan của VLA. Vietnam Airlines và Hội viên của VLA cùng hợp tác phát triển các thị trường, dịch vụ mới, bao gồm các dịch vụ thuê chuyến, trong đó chú trọng đến phát triển dịch vụ logistics hàng không cho hàng nông sản Việt Nam; VLA và hội viên của mình với thế mạnh về mạng lưới đối tác và nguồn hàng sẽ cùng Vietnam Airlines khai thác hàng chiều về đối với các chuyến bay charter và thường lệ của Vietnam Airlines trong điều kiện hợp đồng (tổng) đại lý cho phép; Trong điều kiện cho phép, Vietnam Airlines sẽ tạo điều kiện cho hội viên VLA thuê chuyến được chủ động khai thác các hợp đồng interline với các hãng bay nhằm mở rộng các điểm đến.Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, hiện nay 95% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về sân chơi.

VLA khuyến khích ưu tiên sử dụng sản phẩm dịch vụ liên quan đến logistics của Vietnam Airlines và các đơn vị thành viên của Vietnam Airlines: ký kết các Thỏa thuận phục vụ khách hàng lớn để được hưởng những ưu đãi khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của Vietnam Airlines; Ưu tiên sử dụng sản phẩm của Vietnam Airlines trong các chương trình khuyến khích bán dịch vụ dành cho các đối tác, khách hàng của VLA.

Lễ ký Văn bản hợp tác giữa Công ty TNHH Giải pháp Logistics DTK với Viện Thương mại và Kinh tế thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Lễ ký Văn bản hợp tác giữa Công ty TNHH Giải pháp Logistics DTK với Viện Thương mại và Kinh tế thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Cùng với đó, ông Đào Trọng Khoa Chủ tịch Công ty TNHH Giải pháp Logistics DTK thay mặt Công ty đã ký Văn bản hợp tác với Viện Thương mại và Kinh tế thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về đào tạo cho sinh viên của Trường Giải pháp Công nghệ Cargowise. Hợp tác nhằm hỗ trợ sinh viên khi ra trường nắm bắt và ứng dụng khoa học công nghệ mới hiện đại vào hoạt động dịch vụ logistics của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Việc ký kết các văn bản hợp tác thể hiện sự tích cực kết nối hợp tác giữa Hiệp hội VLA với các bên liên quan cùng phát triển dịch vụ logistics như yêu cầu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng là “Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ logistics”.

Nguồn vlr.vn

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *