Nhà đầu tư EU muốn rót tỷ USD xây trung tâm logistics ở Phú Mỹ

Nhà đầu tư EU muốn rót tỷ USD xây trung tâm logistics ở Phú Mỹ

Nhiều nhà đầu tư lớn ở châu Âu đề xuất rót khoảng 1 tỷ USD phát triển trung tâm logistics tại Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Đây là hiệu ứng từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và sẽ mở ra cơ hội đưa Phú Mỹ thàng trung tâm cảng – kho vận lớn của khu vực và thế giới.

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về dự án Trung tâm logistic tại dự án trung tâm logistics Cái Mép Hạ trên địa bàn Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Báo cáo cho biết, trung tâm logistics Cái Mép Hạ đang nhận được sự quan tâm từ Hà Lan và Bỉ. Hai nước đã có nhiều văn bản gửi tới Thủ tướng đề nghị giao cho liên danh các nhà đầu tư EU-VN gồm Công ty Besix – Công ty IPEI (Bỉ) – Công ty Hateco (Việt Nam) – Công ty Boskalis (Hà Lan) thực hiện.

Gần đây, tại buổi tiếp Đại sứ Hà Lan, Đại sứ Bỉ cùng các nhà đầu tư của Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 9/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh quyết tâm của nhà đầu tư trong việc đầu tư 1 tỷ USD vào Trung tâm logistics Cái Mép Hạ Cái Mép Hạ, phát triển logistics để xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU và toàn thế giới. Thủ tướng giao UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét đề nghị của nhà đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vấn đề có liên quan.

Nhà đầu tư EU muốn rót tỷ USD xây trung tâm logistics ở Phú MỹĐây là dự án lớn, cho thấy phản ứng tích cực của các quốc gia châu Âu sau khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

Trước đó, trong chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Bỉ năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã chứng kiến biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hateco Logistics và IPEI N.V về việc hợp tác nghiên cứu dự án này.

Năm 2019, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan cũng có văn bản đề xuất hợp tác Việt Nam – Bỉ – Hà Lan đối với dự án. Sau đó, đại sứ quán Vương quốc Bỉ đã có văn bản về việc Bỉ – Việt Nam hợp tác phát triển dự án trung tâm hậu cần Cái Mép Hạ.

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến đầu năm 2020, Việt Nam đã tăng diện tích bến cảng lên hơn 8 lần trong 20 năm qua, với 34 cảng.

Trong đó, cảng Cái Mép (Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu) có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất lên đến 214.000 tấn, tiếp theo là cảng Hải Phòng với tàu container trọng tải 132.000 tấn. Mục tiêu của Việt Nam giai đoạn tới là nâng công suất hàng hóa hàng năm tại các cảng lên 1,14-1,42 tỷ tấn, mà trọng tâm là phát triển cảng Hải Phòng và cảng Cái Mép đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Mới đây, Việt Nam đã đón tàu container lớn nhất thế giới với trọng tải hơn 214.000 tấn, sức chở hơn 18.300 container, dài gần 400m, rộng 59m cập cảng Cái Mép (CMIT) ngày 26/12/2020. CMIT trở thành một trong 20 cảng lớn trên thế giới có đủ năng lực tiếp nhận tàu kích cỡ này.

Việt Nam hướng tới một trung tâm sản xuất lớn của thế giới nên hoạt động logistic đang trở thành lĩnh vực nóng.

Năng lực tiếp nhận và bốc dỡ được kiểm nghiệm qua năng lực đón tàu trọng tải lớn nhất thế giới đến hơn 214.000 tấn khẳng định hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ được xếp lên các tàu mẹ kích cỡ lớn, đi thẳng đến các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ mà không cần trung chuyển qua các cảng trung chuyển như Singapore, Malaysia… Điều đó giúp tiết kiệm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh, giảm thời gian chuyên chở, từ đó hàng hóa sớm tiếp cận với thị trường.

Các nhà đầu tư châu Âu kỳ vọng, việc triển khai thành công một trung tâm logistics quy mô 1 tỷ USD có thể giúp đón tàu container trọng tải lớn để đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới. Bên cạnh đó, việc này còn thúc đẩy các hoạt động vận tải đường thủy nội địa, chở hàng hóa, nông sản từ ĐBSCL tới Cái Mép Hạ và đi ra thế giới.

Trong bối cảnh Việt Nam và EU đang thúc đẩy giao thương khi EVFTA ngày càng phát huy hiệu quả thì việc đầu tư một trung tâm logistics lớn và hiện đại sẽ đưa Phú Mỹ vươn lên thành thương cảng hàng đầu Đông Nam Á, trở thành đòn bẩy kinh tế bậc nhất phía Nam.

Nguồn: Báo Mới

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *