Nhập khẩu phế liệu sắt thép chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Nhập khẩu phế liệu sắt thép chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Lũy kế 5 tháng đầu năm, nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt hơn 2,7 triệu tấn, trị giá hơn 1,1 tỷ USD, tăng gần 27% về lượng, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Do nhu cầu sản xuất, chế biến sắt thép tăng cao, nhập khẩu phế liệu sắt thép chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại trong tháng 5 đạt hơn 708 nghìn tấn, giá trị hơn 288 triệu USD, tăng hơn 18% về lượng và tăng 15,5% về giá trị so với tháng 4.

Lũy kế 5 tháng đầu năm, nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt hơn 2,7 triệu tấn, trị giá hơn 1,1 tỷ USD, tăng gần 27% về lượng, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020.

Nhập khẩu phế liệu sắt thép chưa có dấu hiệu hạ nhiệt - Ảnh 1.

Lượng, giá trị nhập khẩu phế liệu sắt thép từ tháng 5/2020 đến tháng 5 (Số liệu: Tổng Cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Giá nhập khẩu trung bình phế liệu thép trong tháng 5 đạt 407 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với tháng 4.

Tính chung 5 tháng đầu năm, giá nhập khẩu trung bình phế liệu thép đạt 401 USD/tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu phế liệu sắt thép chưa có dấu hiệu hạ nhiệt - Ảnh 2.

Giá nhập khẩu trung bình phế liệu sắt thép qua các tháng (Đơn vị: USD/tấn) (Số liệu: Tổng Cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Trong 5 tháng đầu năm, Nhật Bản, Mỹ, Australia và Hong Kong là 4 thị trường xuất khẩu phế liệu sắt thép chính cho Việt Nam.

Nhập khẩu từ Nhật Bản, thị trường lớn nhất trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 1.1 triệu tấn, tương đương gần 516 triệu USD, giảm 7% về lượng, tăng 46% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 47% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Nhập khẩu phế liệu sắt thép của Mỹ đạt hơn 540 nghìn tấn, tương đương hơn 213 triệu USD, tăng 90% về lượng, tăng 193% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Australia đạt 252,5 nghìn tấn, tương đương gần 113 triệu USD, tăng 125% về lượng, tăng 271% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Hong Kong đạt 223 nghìn tấn, tương đương gần 96 triệu USD, tăng 32% về lượng, tăng 118% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 9% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Nhập khẩu phế liệu sắt thép chưa có dấu hiệu hạ nhiệt - Ảnh 3.

Tỷ trọng giá trị nhập khẩu phế liệu sắt thép của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm (Số liệu: Tổng Cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Theo Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5 ước tính tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm, ước tính IIP tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,6% tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp.

Trong đó, một số sản phẩm ngành thép tăng cao như thép cán tăng 60%, thép thô tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm 2020.

Do nhu cầu sản xuất, chế biến sắt thép tăng cao khiến lượng nhập khẩu phế liệu thép chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong 5 tháng đầu năm, đặc biệt ở các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Australia…

Trong các kịch bản điều hành giá quý I và các tháng còn lại, Bộ Tài chính đã tính đến các diễn biến tăng giá vật liệu xây dựng, trong đó có giá thép.

Do giá thép xây dựng trong thời gian vừa qua tăng do biến động về cung – cầu tiêu thụ. Đồng thời, giá nguyên liệu thô sản xuất thép như phế liệu thép, phôi thép tăng cao.

“Vì vậy, cần ưu tiên các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng lợi dụng tăng giá nguyên liệu đầu vào để tăng giá bất hợp lý”, Bộ Tài chính cho biết.

Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *