Những thách thức lớn nhất của Petrodollar

Những thách thức lớn nhất của Petrodollar

Được thành lập vào đầu những năm 1970, đôla dầu mỏ (petrodollar) đã bảo đảm tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với thương mại dầu trong hơn 40 năm, nhưng gần đây, rõ ràng là sự độc quyền này đang dần bắt đầu sụp đổ.

Do giá trị đồng USD sụt giảm, nợ từ chiến tranh Việt Nam, và chi tiêu trong nước quá mức, Tổng thống Nixon đột ngột rút khỏi Hiệp định Bretton Woods, vốn gắn đồng đô la với giá vàng và dựa vào giá trị của các đồng tiền khác. Được mang tên “Nixon Shock”, những động thái này đã khiến cho Mỹ ngập nợ và tiền mặt thấp, với nhiều đồng minh quan trọng như Anh, Pháp, và Đức đặt câu hỏi liệu Mỹ có xứng đáng là nhà lãnh đạo của nền kinh tế toàn cầu hay không.

Trong khi nền kinh tế Mỹ bước vào tình trạng xuống dốc đột ngột, một sự kiện địa chính trị khác càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng rơi tự do của nền kinh tế.

Năm 1973, Syria và Ai Cập, với sự hỗ trợ của một số quốc gia Ảrập khác, đã mở một cuộc tấn công vào Israel, việc này đánh dấu sự khởi đầu của cuộc chiến tranh Yom Kippur (hay chiến tranh Ramadan). Cuộc chiến đã gây áp lực tăng lên giá dầu, và khi Hoa Kỳ tài trợ tài chính và vũ khí cho Israel thì các quốc gia Ả Rập đã phản ứng lại.

Năm 1960, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được thành lập. Nòng cốt của tổ chức này là Kuwait, Iran, Libya, Qatar, Ả-rập Xê-út, Iraq và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất – những quốc gia phản đối mạnh mẽ sự can thiệp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến 20 ngày.

Theo các điều khoản của Mỹ đối với Israel, OPEC đã đặt ra lệnh cấm vận đối với tất cả những đối tượng được cho là đã hỗ trợ Israel, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Nhật Bản, Hà Lan và sau đó là Nam Phi và Bồ Đào Nha. Đến năm 1974, giá dầu tăng gấp 4 lần.

Với thành công của lệnh cấm vận, vai trò mới của OPEC như là một nhà hoạch định giá dầu, Ả-rập Xê-út đã trở thành nhà lãnh đạo thực tế của OPEC.

Vào năm 1974, tuyệt vọng để trả lại giá trị cho đồng đô la Mỹ, Tổng thống Nixon và Ngoại trưởng Kissinger đã tham gia đàm phán với Hoàng gia Saudi. Trong thỏa thuận này, Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Ảrập Xêút vũ khí và hỗ trợ bảo vệ các mỏ dầu. Đổi lại, Ả-rập Xê-út sẽ định giá toàn bộ lượng dầu bán ra bằng đô la Mỹ và đầu tư số tiền thu được từ bán dầu dư ra vào chứng khoán nợ của Mỹ. Đến năm 1975, tất cả các thành viên sản xuất dầu của OPEC đều theo điều luật này. Đây là khởi đầu của đế chế“petrodollar”.

Kể từ đó Petrodollar đã nâng cao nền kinh tế và chính trị Mỹ trên toàn thế giới, nhưng sau nhiều năm của cuộc chiến vô cớ và chiến tranh địa chính trị, tầm ảnh hưởng của Mỹ đang mờ dần.

Qua nhiều năm, đã có một số nỗ lực để thoát khỏi hệ thống petrodollar, đặc biệt là trong OPEC, nơi nhiều thành viên của nhóm đặc biệt không thân với Hoa Kỳ. Một nước ủng hộ mạnh mẽ khác đó là Nga, nước này đã đề nghị Trung Quốc và Nhật Bản mua dầu bằng Yên hoặc Nhân dân tệ.

Tuy nhiên, một công ty tài chính Kuwait đã đưa tranh cãi này lên thêm một bước, năm 2014 đề xuất rằng Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh có thể có lợi từ việc kinh doanh dầu bằng đồng Bitcoin. Đề xuất này dựa trên ý tưởng rằng GCC có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc với các giao dịch nhanh hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn.

Ý tưởng này đã được tranh cãi nhiều lần, thậm chí một số còn gợi ý rằng yếu tố “nặc danh” có thể mở ra một kỷ nguyên mới của hòa bình thế giới. Ý tưởng là, bằng cách sử dụng một “petro-bitcoin” trung lập, các quốc gia sẽ miễn nhiễm với hoạt động tiền tệ từ chính phủ, điều này có những tác động toàn cầu rõ ràng. Một dây chuyền không thiên vị có thể hoạt động như một trung gian tuyệt vời cho việc kinh doanh trên quy mô toàn cầu.

Dù điều này là tốt, nhưng cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều không muốn giảm bớt quyền lực của mình.

Quả thực Trung Quốc đã đi đầu trong cuộc chiến chống lại Petrodollar. Năm 2012, Iran bắt đầu buôn bán dầu bằng nhân dân tệ, và hồi đầu năm nay, để đáp trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ, nước thành viên OPEC, Venezuela đã bắt đầu định giá bán dầu bằng đồng nhân dân tệ. Tuy nhiên, động thái lớn nhất của Trung Quốc là thúc ép Ả rập Xê út làm tương tự. Một trong những nỗ lực đáng chú ý nhất từ ​​Trung Quốc để giải quyết petrodollar là chuẩn dầu thô được định giá bằng đồng nhân dân tệ, mà gần đây đã tiết lộ.

Trong khi Trung Quốc đẩy mạnh nhân dân tệ dầu mỏ (petro-yuan) thì Nga cũng đang có những động thái đối với đôla Mỹ.

Ngoài công ty Russian Miner Coin, Kremlin tuyên bố sẽ tạo ra một đồng tiền bí mật mới được nhà nước bảo trợ bằng vàng. Mục đích của đồng tiền này là để cho phép trao đổi tự do giữa các đồng rúp bí mật với đồng rúp và để giảm sự phụ thuộc vào ngoại tệ trong khi kích thích nền kinh tế trực tuyến trong nước.

Dù có rất ít thông tin chi tiết của đồng rúp bí mật được biết đến, nhưng công nghệ này có vẻ như dựa theo blockchain (là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian do đó được gọi là chuỗi khối), vì Tổng thống Putin đã gặp các cố vấn của Ethereum và WAVES để xây dựng nền tảng này.

Với những động thái quan trọng này từ Trung Quốc và Nga, chắc chắn đồng đô la sẽ chứng kiến áp lực giảm trong tương lai gần. Khi các nền kinh tế lớn trên thế giới tranh đua quyền lực địa chính trị, cần phải theo dõi vai trò ngày càng tăng của bitcoin và những đồng tiền bí mật trong câu chuyện này.

Nguồn tin: xangdau.net

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *