Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam: Đề xuất một số giải pháp

Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam: Đề xuất một số giải pháp

Vấn đề phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam hiện đang có nhiều thuận lợi như thị trường nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực châu Á, sức tiêu thụ nội vùng ngày càng lớn, xu hướng thương mại điện tử toàn cầu đang phát triển mạnh… Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi nêu trên ngành dịch vụ logistics Việt Nam vẫn đang tồn tại một số hạn chế, cần phải có những giải pháp đồng bộ, phù hợp để phát triển ngành dịch vụ quan trọng này.

Thực trạng phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam

Chính sách phát triển logistics đã được ban hành khá đồng bộ và cụ thể, như: Quyết định số 200/QĐ- TTg, ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Đây được xem là bước đột phá mới đối với lĩnh vực logistics của Việt Nam, một lĩnh vực đang nhận được sự quan tâm lớn của cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Kế hoạch hành động được cho rằng sẽ là nền tảng, mang lại luồng gió mới cho sự phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong thời gian tới và lâu dài.

kwai-chung-hong-kong-15-may-2019-kwai-chung-cargo-terminal-hong-kong-city-compressed.jpg

Tiếp đó, ngày 22/02/2021, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 221/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Quyết định mới này đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, giảm so với mục tiêu đặt ra tại Quyết định số 221/QĐ-TTg (đặt mục tiêu đạt 8%-10%). Quyết định số 221/ QĐ-TTg có bổ sung lộ trình trình thực hiện kế hoạch. Theo đó, vào năm 2023 sẽ tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hành động, chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để năm 2024 nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 – 2035, tầm nhìn đến 2045.

Theo Bộ Công Thương, chỉ số năng lực hoạt động của ngành logistics năm 2021 đạt 3,34 điểm, tăng so với 3,27 điểm của năm 2018. Việt Nam cũng là nước được xếp hạng trong top 10 Chỉ số logistics thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng khá cao, ở mức 14%- 16%/năm. Nhìn chung, số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam.

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam đã tăng từ con số 37.000 năm 2017 lên 41.000 năm 2020 và đang tiếp tục phát triển sang các lĩnh vực vận chuyển, lưu kho, thông quan và phân phối giao nhận. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dịch vụ logistics cũng đang nỗ lực chuyển đổi phương thức hoạt động, tăng cường đầu tư trang thiết bị, chú trọng đào tạo phát triển nhân lực, tích cực chuyển đổi số và chuyển đổi xanh nhằm thích ứng với điều kiện phát triển mới, đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn ngày càng cao của khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ thân thiện với môi trường.

many-ways-transporting-goods-freight-world-trade-loading-trucks-logistics-warehouse-delivery-from-online-store_1-compressed.jpg

Mặc dù vậy, hạn chế trong phát triển ngành dịch vụ logistics ở nước ta vẫn còn lớn. Theo đó, số lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics phát triển nhanh, nhưng chất lượng còn thấp, quy mô nhỏ và đang gặp một số khó khăn nhất định. Ngoài ra, ngành logistics Việt Nam thời gian qua dường như chỉ mới tập trung phát triển thị trường nội địa, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chi phí cao, năng lực cạnh tranh hạn chế, liên kết với các ngành hàng xuất khẩu chưa chặt chẽ, thiếu nhân lực chất lượng cao…

Đề xuất một số giải pháp

Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thủ tục hành chính, giúp quá trình hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp thuận lợi, tiết kiệm thời gian. Đồng thời, hiện nay thương mại điện tử phát triển mạnh, xu thế vận tải xuyên biên giới giữa các nước, do vậy thủ tục hải quan tuy đã được cải tiến rất nhiều, nhưng các thủ tục nhà nước liên quan tới lĩnh vực này cần thuận lợi hơn.

Thứ hai, hiện nay, giữa các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự chia sẻ liên kết dữ liệu, song cần tăng cường chia sẻ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Đặc biệt, Nhà nước cần tạo ra một nền tảng ở một số khu vực để liên kết giữa các thành tố trong chuỗi cung ứng. Cần tạo sự liên kết giữa các thành tố trong chuỗi cung ứng, như: hải quan, cảng, hãng vận tải đường bộ, hãng tàu… giúp giảm thời gian giao nhận hàng nhanh hơn. Nhìn chung, cơ quan quản lý phải coi logistics là ngành công nghiệp hỗ trợ để có chính sách hỗ trợ phù hợp, chẳng hạn như cho phép doanh nghiệp gia công đóng gói, dán nhãn hàng hóa tại kho ngoại quan.

Thứ ba, cần tiêu chuẩn hóa dịch vụ hạ tầng logistics bằng việc áp dụng giá cước chuẩn hóa, thống nhất hệ thống thu phí. Ngoài ra, Việt Nam cần hình thành hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử. Trong đó các bên liên quan đến logistics như công ty vận tải, kho hàng, hải quan… được kết nối thông qua hệ thống điện tử duy nhất thì việc nhận và xử lý nghiệp vụ sẽ tiết kiệm nhiều thời gian.

Thứ tư, nhằm đảm bảo vai trò của logistics trong việc duy trì các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ vừa phải có tư duy, tầm nhìn, giải pháp khác biệt, định hình các hướng đi mới để bắt kịp với thế giới, thể hiện vai trò hàng đầu trong nỗ lực bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục tập trung cụ thể hóa và tham mưu thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng và Chính phủ về phát triển ngành dịch vụ logistics của Việt Nam.

Thứ hai, hiện nay, giữa các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự chia sẻ liên kết dữ liệu, song cần tăng cường chia sẻ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Đặc biệt, Nhà nước cần tạo ra một nền tảng ở một số khu vực để liên kết giữa các thành tố trong chuỗi cung ứng. Cần tạo sự liên kết giữa các thành tố trong chuỗi cung ứng, như: hải quan, cảng, hãng vận tải đường bộ, hãng tàu… giúp giảm thời gian giao nhận hàng nhanh hơn. Nhìn chung, cơ quan quản lý phải coi logistics là ngành công nghiệp hỗ trợ để có chính sách hỗ trợ phù hợp, chẳng hạn như cho phép doanh nghiệp gia công đóng gói, dán nhãn hàng hóa tại kho ngoại quan.

Thứ ba, cần tiêu chuẩn hóa dịch vụ hạ tầng logistics bằng việc áp dụng giá cước chuẩn hóa, thống nhất hệ thống thu phí. Ngoài ra, Việt Nam cần hình thành hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử. Trong đó các bên liên quan đến logistics như công ty vận tải, kho hàng, hải quan… được kết nối thông qua hệ thống điện tử duy nhất thì việc nhận và xử lý nghiệp vụ sẽ tiết kiệm nhiều thời gian.

container-ship-loading-unloading-deep-sea-port-compressed(1).jpg

Thứ tư, nhằm đảm bảo vai trò của logistics trong việc duy trì các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ vừa phải có tư duy, tầm nhìn, giải pháp khác biệt, định hình các hướng đi mới để bắt kịp với thế giới, thể hiện vai trò hàng đầu trong nỗ lực bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục tập trung cụ thể hóa và tham mưu thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng và Chính phủ về phát triển ngành dịch vụ logistics của Việt Nam.

Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Chiến lược phát triển ngành logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm đáp ứng những yêu cầu phát triển của lĩnh vực này trong bối cảnh và tình hình mới phù hợp với xu hướng quốc tế. Trong đó, chú trọng định hướng phát triển logistics xanh và các giải pháp thân thiện với môi trường; hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về dịch vụ logictics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics… tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logictics và phát triển logistics xanh tại Việt Nam. Cùng với đó, tiến hành rà soát, cập nhật, bổ sung các nội dung nhiệm vụ để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics giai đoạn đến năm 2025. Chuẩn bị kế hoạch hành động cho giai đoạn 2026 – 2030.

(*) Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại TP. Hồ Chí Minh

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *