Phát triển thị trường logistics: Doanh nghiệp chủ động, Nhà nước hỗ trợ

Phát triển thị trường logistics: Doanh nghiệp chủ động, Nhà nước hỗ trợ

 Trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa nền kinh tế của các quốc gia ngày càng gay gắt, dịch vụ logistics phát triển sẽ tạo ra sự liên kết, mang đến chiến lược kinh doanh lâu dài và bền vững cho các doanh nghiệp logistics. Điều này không chỉ đòi hỏi sự chủ động của các doanh nghiệp mà còn cần những chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý Nhà nước.

Phát triển dịch vụ logistics không chỉ đòi hỏi sự chủ động của các doanh nghiệp mà còn cần những chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý Nhà nướcPhát triển dịch vụ logistics không chỉ đòi hỏi sự chủ động của các doanh nghiệp mà còn cần những chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý Nhà nước

Nỗ lực từ Chính phủ và các doanh nghiệp

Tại hội thảo “Phát triển thị trường logistics cho doanh nghiệp” được tổ chức tại Hà Nội ngày 20/4, nhiều ý kiến đánh giá năm 2020 là một trong những năm khó khăn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng; thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, theo báo cáo của Bộ Công Thương, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế có sức chống chịu thuộc nhóm tốt nhất khu vực và thế giới về khả năng duy trì tăng trưởng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 của nước ta đạt 2,91%. Đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011 – 2020, nhưng xét dưới tác động của đại dịch COVID-19 thì kết quả này là khá ấn tượng so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới có tăng trưởng âm hoặc không tăng trưởng.

Đặc biệt, năm 2020, tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt sâu mốc 500 tỷ USD, đạt 545,4 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2019. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 282,66, tăng 7,0% so với năm 2019 và, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 262,7 tỷ USD, tăng 3,7% so với năm 2019.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, thị trường logistics toàn cầu nửa cuối năm 2020 chủ yếu được thúc đẩy bởi việc khôi phục dòng chảy thương mại quốc tế. Các chính sách thuận lợi hóa thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19 được thực hiện bởi Chính phủ đã và đang hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường. Các động lực chính của thị trường này trong nửa cuối năm 2020 chính là nỗ lực lớn từ cả phía các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp để giúp ổn định chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. “Tuy nhiên, dù Chính phủ các nước đã nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu, nhưng do triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, các quy định về cách ly, giãn cách xã hội nên có những thời điểm nhiều hoạt động gần như bị tê liệt”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.

Số lượng nhiều, quy mô nhỏ

Theo Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/02/ 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 hướng đến mục tiêu: “Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5% – 6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15% – 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% – 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% – 20% GDP, xếp hạng theo Chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”.

Logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, đóng vai trò quan trọng, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng. Việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, và giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin. Đồng thời, hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường. Tìm kiếm, chia sẻ đơn hàng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam…

Theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, hiện 95% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam. Tuy số lượng nhiều nhưng quy mô doanh nghiệp nhỏ, hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế; chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu… Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về sân chơi.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia đầu ngành cho rằng, quy mô doanh nghiệp hạn chế là một trong những rào cản khi cung cấp chuỗi dịch vụ logistics hiệu quả; cạnh trạnh ngay cả trên thị trường nội địa, chứ chưa nói trên khu vực và thế giới. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Công Thương cần quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics phát triển. Đặc biệt là việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics.

Ngoài ra, các địa phương cũng cần ưu tiên quỹ đất, đầu tư hoàn thiện hạ tầng logistics bằng việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các trung tâm kho vận lớn, tập trung ở các địa phương, thành phố trọng điểm; các cơ quan chức năng cần nâng cấp, kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải; giảm các khoản phí hạ tầng, phụ phí bến bãi; cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua tái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng năng lực dư thừa để thúc đẩy ngành logistics Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhằm tháo gỡ những khó khăn, rào cản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics phát triển, ngày 01/4/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 531/QĐ-TTg về “Phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với định hướng tập trung phát triển một số ngành, Theo Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/02/ 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 hướng đến mục tiêu: “Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5% – 6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15% – 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% – 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% – 20% GDP, xếp hạng theo Chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”. sản phẩm dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh như phân phối, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính – ngân hàng, logistics, giáo dục – đào tạo, y tế…

Chính phủ đang tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics và vận tảiChính phủ đang tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics và vận tải

Theo đó, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics và vận tải. Cụ thể là sửa đổi một số quy định, bổ sung về dịch vụ logistics và vận tải tại Luật Thương mại, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logistics. Sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới. Bao quát toàn diện các dịch vụ logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics… Giảm chi phí logistics thông qua việc xử lý các điểm hạn chế của chuỗi cung ứng như năng suất các cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa, kho bãi và điểm trung chuyển; quy hoạch vận tải đa phương thức thúc đẩy phát triển nhanh các phương thức vận tải hàng hóa chi phí thấp.

“Phát triển khu vực dịch vụ trở thành khu vực chủ chốt, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao, ngang bằng với nhóm các quốc gia phát triển trong ASEAN-4, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế” là mục tiêu phát triển tổng quát mà Quyết định 531/QĐ-TTg đặt ra. Dịch vụ logistics phát triển sẽ góp phần tăng cường hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và đất nước. Bởi, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu như giai đoạn hiện nay thì sự cạnh tranh giữa nền kinh tế của các quốc gia là vô cùng khốc liệt và gay gắt.

Theo VLR

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *