Thừa cung toàn cầu có thể sớm trở thành hụt cung

Thừa cung toàn cầu có thể sớm trở thành hụt cung

Giá dầu đã tăng mạnh trong năm nay, nhờ vào những nỗ lực do OPEC dẫn đầu đã giúp xóa bỏ một phần lớn thặng dư toàn cầu, nhưng thị trường có thể sẽ sớm gặp phải tình trạng tiến thoái lưỡng nan mới: thiếu hụt nguồn cung dầu thô sẽ hỗ trợ tăng giá hơn nữa.

Các kho dự trữ hàng hóa này trong các quốc gia công nghiệp tạo nên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đứng ở mức 2,84 tỷ thùng vào cuối tháng Hai, chỉ cao hơn 30 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm, theo báo cáo hàng tháng từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

 “Thị trường toàn cầu đã thắt chặt đáng kể trong những tháng gần đây,” Matthew Parry, giám đốc bộ phận nghiên cứu dài hạn tại hãng tư vấn nghiên cứu Energy Aspects cho biết. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đang “rất gần với việc đạt được mục tiêu ban đầu được đưa ra là đưa mức tồn kho của OECD bằng với mức trung bình 5 năm.”

“Những gì chúng ta nhìn thấy đang xảy ra, và sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong tương lai, là điều diễn ra một lần đó [những vấn đề cung cấp hoặc mối đe dọa] sẽ bắt đầu có tác động rõ rệt hơn đến giá cả”, Parry nói.

Khi OPEC đạt được thỏa thuận vào cuối năm 2016 với một số nhà sản xuất lớn không thuộc OPEC, bao gồm Nga, để hạn chế sản xuất, tồn kho ở mức cao hơn khoảng 348 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm, ông nói.

Thành viên OPEC Saudi Arabia đã dẫn đầu thỏa thuận, hạn chế nguồn cung khoảng 0,7 triệu thùng/ngày từ quý 3 năm 2016 đến quý 1 năm nay, Parry nói. Nhìn chung, “phần lớn sự điều chỉnh không thực sự là một nỗ lực cố gắng cắt giảm cung, mà là do những vấn đề địa chính trị khiến cho nguồn cung giảm xuống,” như sự sụt giảm 0,6 triệu thùng/ngày trong giai đoạn này từ Venezuela, do bị khủng hoảng kinh tế. hoặc “các vấn đề với giếng dầu cạn kiệt do lão hóa tự nhiên, chẳng hạn như những giếng dầu đã và đang tác động đến Angola và Trung Quốc.”

Tuy nhiên, OPEC sẽ không đạt được mục tiêu của mình nếu không có sức mạnh gần đây về nhu cầu tiêu thụ trên toàn thế giới, Parry nói. Ông cho rằng nguồn cung giảm “phần lớn là hệ quả” của nhu cầu mạnh hơn dự kiến.

Trong vài tháng qua, IEA đã đánh giá thấp nhu cầu toàn cầu, với ước tính quý 1 năm 2018 là 98,1 triệu thùng/ngày – có thể thấp hơn khoảng 0,3 triệu thùng mỗi ngày của nhu cầu toàn cầu thực sự, theo Parry.

Tăng trưởng trong sản xuất dầu thô của Mỹ không nên được xem là “chống lại OPEC”, ông nói, bởi vì “khả năng nguồn cung thay đổi với sự phát triển trong công nghệ và đổi mới, và sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai.”

Energy Aspects “lạc quan vừa phải” về tăng trưởng cung của Mỹ khoảng 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2018, nhưng mức đó thấp hơn ước tính tăng trưởng gần đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA là 2 triệu thùng/ngày và “chúng tôi nhìn thấy những hạn chế về cơ sở hạ tầng đang đóng một vai trò trong năm 2018,” Parry nói. Ông thậm chí còn cho nói rằng thị trường dầu mỏ có thể sớm đi đến thiếu hụt nguồn cung, vì tồn kho OECD có thể thấp hơn 100 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm vào cuối năm nay.

“Căng thẳng địa chính trị chắc chắn đã đóng vai trò khiến gia cả di chuyển gần đây, và ảnh hưởng của nó đã trở nên quan trọng hơn vì tồn kho dư thừa đó đang giảm bớt,” Parry nói.

Giá leo thang gần đây hơn, với dầu thô kỳ hạn West Texas Intermediate tăng 8,6% trong tuần kết thúc ngày 13 tháng 4, do thị trường tăng lo ngại về phản ứng của Mỹ đối với cuộc tấn công hóa học ở Syria vào đầu tháng này. Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một nỗ lực kết hợp với Pháp và Anh, đã ra lệnh không kích đánh trả vào chế độ của nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad vào ngày 13 tháng 4, nâng cao nguy cơ trả đũa từ các đồng minh Syria, và cũng là những nhà sản xuất dầu mỏ lớn, Nga và Iran. Mỹ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới lên Nga, một phần do những gì nước này cho là nỗ lực của Nga nhằm lật đổ các nền dân chủ phương Tây, và Mỹ sẽ ra quyết định vào ngày 12 tháng 5 để liệu sẽ gia hạn miễn trừ cấm vận theo thỏa thuận hạt nhân với Iran hay không. Trong khi Mỹ tấn công chế độ Assad ở Syria là “vốn không phải vấn đề trực tiếp cho thị trường dầu mỏ, đặc biệt là khi họ tránh nhắm vào các căn cứ của Nga, nguy cơ leo thang với Iran sẽ không biến mất,” Parry nói.

Ông Perry nói rằng ông  sẽ không ngạc nhiên nếu giá WTI vượt qua ngưỡng 80 đô la một thùng  “vào giai đoạn sau” của năm tới. Dầu chuẩn Mỹ Mỹ được định giá ở mức 68,40 USD/thùng vào thứ Sáu, thấp hơn 7 cent so với mức chốt phiên thứ Tư, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2014. “Chúng tôi dự đoán tồn kho sẽ giảm hơn nữa trong thời gian còn lại của năm 2018, có thể giảm trung bình 0,5 [triệu thùng một ngày] năm nay,” Parry nói.

Nguồn: xangdau.net/Market Watch

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *