Trung bình mỗi ngày, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nộp ngân sách 300 tỷ đồng

Trung bình mỗi ngày, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nộp ngân sách 300 tỷ đồng

Tổng sản lượng quy dầu đạt 18,2 triệu tấn trong đó sản lượng khai thác dầu là 10,6 triệu tấn. Doanh thu 9 tháng đạt 449.100 tỷ đồng, nộp Ngân sách Nhà nước 81.400 tỷ đồng.

Trung bình mỗi ngà y, Tập đoà n Dầu khí Việt Nam nộp ngân sách 300 tỷ đồng

Ảnh minh họa.

Tại Hội nghị giao ban hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết tổng doanh thu 9 tháng đạt 449.100 tỷ đồng, vượt 20,1% so với kế hoạch 9 tháng. Nộp ngân sách Nhà nước toàn tập đoàn đạt 81.400 tỷ đồng, vượt 52,1% so với kế hoạch 9 tháng và vượt 10,4% kế hoạch năm.

Tổng sản lượng khai thác quy dầu 9 tháng gần 18,2 triệu tấn, bằng 79,6% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng khai thác dầu 9 tháng là 10,56 triệu tấn 9,09 triệu tấn trong nước và 1,47 triệu tấn ở nước ngoài.

Sản lượng khai thác khí 9 tháng hơn 7,61 tỷ m3. Sản xuất điện đạt trên 16 tỷ kWh. Sản xuất đạm được 1,23 triệu tấn. Sản xuất xăng dầu 9 tháng đạt 6,5 triệu tấn.

Trong năm 2018, PVN có kế hoạch khai thác 13,32 triệu tấn dầu khô, khai thác 9,6 tỷ m3 khí, sản xuất 21,57 tỷ Kwh điện. Tổng doanh thu kế hoạch 589.300 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, PVN đã hoàn thành 76,2% kế hoạch doanh thu cả năm.

PVN cũng cho biết công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đang được triển khai theo kế hoạch đề ra. Trữ lượng trong 9 tháng được gia tăng lên mức 6 triệu tấn quy dầu đồng thời có 2 phát hiện dầu khí mới tại giếng Mèo Trắng Đông-1X (lô 09-1, VSP) và giếng Thổ Tinh Nam – 1X.

Tính đến hết tháng 9, PVN đã hoàn thành bán cổ phần lần đầu và tổ chức thành công đại hội cổ đông lần đầu của 3 đơn vị là PVOIL (mã OIL), PVPower (mã POW) và Lọc – Hóa dầu Bình Sơn (mã BSR). Cùng với đó, tập đoàn đã hoàn thành thoái vốn tại Công ty CP Bất động sản Dầu khí Việt Nam – SSG, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP).

Về quá trình cổ phần hóa ba “ông lớn” dầu khí, PVN cho biết tổng giá trị tài sản của PVOIL là 19.309 tỷ đồng, PVPower là 60.623 tỷ đồng và Lọc – Hóa dầu Bình Sơn là 72.880 tỷ đồng.

Theo Tập đoàn, giá trị doanh nghiệp xác định lại của 3 đơn vị đều tăng so với giá trị sổ sách, là cơ sở để xác định giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng. Cụ thể, giá khởi điểm của PVOIl là 13.400 đồng/cổ phiếu, PVPower là 14.400 đồng/cổ phiếu, BSR là 14.600 đồng/cổ phiếu.

Kết quả thu về, BSR đã bán đấu giá thành công 241 triệu cổ phần (tương đương 7,79% vốn điều lệ), thu về số tiền hơn 5.414 tỷ đồng với giá đấu thành công bình quân 23.043 đồng/cổ phiếu. Đóng góp mức thặng dư khoảng 3.150 tỷ đồng.

PVPower đã bán đấu giá thành công 468 triệu cổ phần (tương đương 20% vốn điều lệ), thu về số tiền 6.987 tỷ đồng với giá đấu thành công bình quân 14.938 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức thặng dư khoảng 2.300 tỷ đồng.

Cuối cùng, PVOIl đã bán đấu giá thành công 200 triệu cổ phần (tương đương 20% vốn), thu về số tiền gần 4.040 tỷ đồng với giá đấu thành công bình quân 20.155 đồng/cổ phiếu. Thặng dư khoảng 2.000 tỷ đồng.

Tổng cộng, việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng 3 đơn vị trên thu về thặng dư khoảng 7.450 tỷ đồng cho Nhà nước.

Nguồn: Bizlive

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *