Sửa đổi một số nội dung tại Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu

Sửa đổi một số nội dung tại Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu

(VLR) Từ ngày 01/4/2019, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam mới ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BTC sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó Danh mục mới này có có những sửa đổi so với Danh mục trước.

Hoạt động nghiệp vụ hải quan tại Chi cục Hải quan Thái Nguyên, Cục Hải quan quan Bắc Ninh - Ảnh: T.Trang

Hoạt động nghiệp vụ hải quan tại Chi cục Hải quan Thái Nguyên, Cục Hải quan quan Bắc Ninh – Ảnh: T.Trang

Cụ thể, tại Thông tư số 09/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15/02/2019 đã sửa đổi, bổ sung các Phụ lục của Thông tư 65/2017/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam như sau:

Tại Phụ lục I đã thay đổi 25 cụm từ tại các Chú giải, Chương, các Nhóm, phân Nhóm. Cụ thể như sau:

Tại Chú giải 4 Chương 12: thay đổi cụm từ “cây cừu ly hương” thành cụm từ “cây cửu lý hương”.

Tại Chú giải 5 Chương 12 và nhóm 12.12: thay đổi cụm từ “tảo biển và các loại tảo biển khác” và “rong biển và tảo biển khác” thành cụm từ “rong biển và các loại tảo khác”.

Tại nhóm 15.18: thay đổi cụm từ “sulphat hoá” thành cụm từ “sulphua hóa”.

Tại nhóm 39.18: thay đổi cụm từ “tấm ốp tường hoặc ốp trần bằng plastic” thành cụm từ “Tấm phủ tường hoặc phủ trần bằng plastic”.

Tại nhóm 44.01: thay đổi cụm từ “mùn cưa và phế liệu gỗ” thành cụm từ “mùn cưa, phế liệu và mảnh vụn gỗ”.

Tại nhóm 49.07: thay đổi cụm từ “giấy bạc (tiền giấy)” thành cụm từ “giấy bạc ngân hàng (banknotes);”, thay đổi cụm từ “hợp pháp nhưng chưa đưa vào lưu thông” thành cụm từ “loại pháp định(*)”; Thay đổi đơn vị tính tại mã hàng 4907.00.10 từ “kg/chiếc” thành “kg/tờ”.

Tại nhóm 71.18: thay đổi cụm từ “không được coi là tiền tệ chính thức:” thành cụm từ “không phải loại pháp định”, thay đổi cụm từ “được coi là tiền tệ chính thức hoặc không chính thức” thành cụm từ “loại pháp định(*) hoặc không phải loại pháp định”; thay đổi cụm từ “loại được coi là tiền tệ chính thức” thành cụm từ “loại pháp định(*)”.

Bên cạnh đó, Danh mục mới còn bổ sung chú thích cuối Chương 49 và Chương 71: “(*) Trong phạm vi nhóm 49.07 và 71.18, khái niệm “loại pháp định” được hiểu là công cụ thanh toán phát hành bởi ngân hàng được pháp luật công nhận.”

Đồng thời, Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung sáu quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa tại Thông tư 65/2017. Cụ thể: Sửa đổi Chú giải quy tắc 3 (a), mục (IV), phần “các ví dụ”, điểm (1) như sau: “(1) Mặt hàng thảm dệt đã được chần, được sử dụng trong xe ôtô, không được phân loại như là phụ kiện của xe ô tô thuộc nhóm 87.08, trong nhóm 57.03 chúng được mô tả một cách đặc trưng như những tấm thảm. Do vậy, mặt hàng này được phân loại vào nhóm 57.03.”

Tại Chú giải quy tắc 3b, mục (X), điểm (c): thay đổi cụm từ “users” thành cụm từ “end users”, thay đổi cụm từ “người sử dụng” thành cụm từ “người sử dụng cuối cùng”

Sửa đổi, bổ sung tại Chú giải quy tắc 3b, mục (X), đoạn văn thứ hai trong điểm (c) là: “The term ‘‘goods put up in sets for retail sale” therefore only covers sets consisting of goods which are intended to be sold to the end user where the individual goods are intended to be used together. For example, different foodstuffs intended to be used together in the preparation of a ready- to-eat dish or meal, packaged together and intended for consumption by the purchaser would be a ‘‘set put up for retail sale” – “Thuật ngữ “hàng hóa ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ” chỉ bao gồm những bộ hàng hóa nhằm để bán cho người sử dụng cuối cùng, tại đó các hàng hóa đun lẻ được sử dụng cùng nhau. Ví dụ, bộ hàng hóa gồm nhiều thực phẩm khác nhau nhằm sử dụng để chế biến một món ăn hay bữa ăn ngay, đóng gói cùng nhau và nhằm mục đích được tiêu dùng bởi người mua sẽ được gọi là một “bộ hàng được đóng gói để bán lẻ”.

Nguồn: baohaiquan.vn

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *