OPEC có thể “nới lỏng” hạn mức cắt giảm sản lượng

OPEC có thể “nới lỏng” hạn mức cắt giảm sản lượng

Chỉ vài tuần trước, các quan chức hàng đầu đến từ các quốc gia OPEC đã ra tuyên bố làm vững tâm cho thị trường rằng việc cắt giảm sản lượng của nhóm sẽ vẫn có hiệu lực đến hết năm 2018, với khả năng thậm chí còn kéo dài tới năm sau. Nhưng bây giờ, chỉ còn một vài tuần nữa là đến cuộc họp Vienna, OPEC đột nhiên bắt đầu lại với ý tưởng nâng hạn mức sản xuất.

Thị trường dầu hiện đang thắt chặt hơn so với nhiều năm trước. Các kho dự trữ dầu OECD xuống mức trung bình 5 năm vào tháng 3 và bởi vì đó là tháng gần đây nhất có dữ liệu, nên có thể nói một cách chắc chắn rằng tồn kho đã ở dưới mức trung bình đó. Giá dầu Brent đã lên tới 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 và những gián đoạn ở Venezuela, Angola, Nigeria và có khả năng là Iran đang mang đến sự lo lắng trên khắp thị trường dầu mỏ.

Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Khalid al-Falih đã khẳng định rằng giá cao hơn là do tâm lý thúc đẩy, điều này có nghĩa là giá tăng vọt được thổi phồng có liên quan tới các nguyên tắc cơ bản cung và cầu. Trong nhiều dịp, ông đã nhắc lại quyết tâm của OPEC để duy trì việc cắt giảm và phát tín hiệu rằng OPEC và Nga sẽ củng cố một thỏa thuận dài hạn hẳn là để quản lý thị trường.

Chắc chắn động lực để tiếp tục thắt chặt thị trường phần lớn xuất phát từ IPO của Saudi Aramco, một động lực tăng trưởng cho thị trường dầu mỏ vì Ảrập Xêút dường như không quan tâm đến những lo ngại của thị trường về việc sự thắt chặt quá mức bởi vì họ đang hướng tới giá cao hơn cho đợt IPO.

Thế nhưng, đột nhiên, những rạn nứt trong quyết tâm của nhóm đang rộng ra. Saudi, Nga và những nước còn lại trong OPEC “trong tuần này có khả năng sẽ thảo luận về sự nới lỏng có kiểm soát về việc quá tuân thủ mục tiêu cắt giảm sản xuất của Opec và ngòai Opec,” theo hãng truyền thông Argus. Một nguồn tin vùng Vịnh quen thuộc với suy nghĩ của Saudi nói với Argus rằng “nới lỏng” là một “khả năng lớn” tại cuộc họp sắp tới tạiVienna vào ngày 22 tháng Sáu.

Tin chắc là nó sẽ không phải “nới lỏng” hoặc “loại bỏ” hay “hủy bỏ từng bước” giới hạn sản xuất. Một đề xuất như vậy được cho là không được xem xét. Thay vào đó, OPEC có một đề xuất khiêm tốn hơn trong ý nghĩ – chỉ đơn giản là đưa mức sản xuất trở lại mức trần đã nêu.

Sự khác biệt phần lớn là do những tổn thất sản xuất thảm khốc ở Venezuela. Sản lượng tại quốc gia Nam Mỹ này đã giảm xuống chỉ còn 1,43 triệu thùng/ngày trong tháng 4, giảm gần 700.000 thùng/ngày từ mức 2016. Điều quan trọng là, sản lượng tháng 4 của Venezuela thấp hơn 500.000 thùng/ngày so với mức sản lượng được phép sản xuất (1,972 triệu thùng/ngày) như là một phần trong thỏa thuận OPEC – và liên tục giảm.

Vì những suy giảm đó, tỷ lệ tuân thủ tổng thể của OPEC lên tới 181 phần trăm hồi tháng Tư, theo Argus.

Trong một thời gian, sự suy thoái của Venezuela là có lợi cho những nước còn lại trong OPEC, nó cho phép các thành viên kiếm được doanh thu cao hơn dự kiến ​​vì giá dầu tăng. Nhưng tại thời điểm này, thị trường dầu đang trên bờ vực thắt chặt quá nhiều. Viễn cảnh sản lượng mất đi ở Iran đã thay đổi phương trình bởi những tổn thất, không thể tránh khỏi, có tính quyết định đến một thị trường dầu mỏ vốn hiện giờ có ít lợi nhuận.

“Không ai biết chính xác chuyện gì sẽ xảy ra với xuất khẩu của Iran, con số sản lượng bị mất sẽ là bao nhiêu”, một nguồn tin vùng Vịnh nói với Argus. “Vì vậy, các nước trong và ngoài Opec muốn đánh giá tình hình để có được một bức tranh tốt hơn về những gì đang thực sự xảy ra. Nhưng nếu cần một sự tuân thủ nới lỏng, họ sẽ làm thế. ”

Đề xuất này đang được xem xét cho cuộc họp Vienna sẽ cho phép mức sản xuất cao hơn một chút. Bởi vì hầu hết các quốc gia tham gia đang sản xuất gần với mức tối đa của họ, nên nguồn cung bổ sung sẽ phải đến từ một danh sách tương đối ngắn gồm các quốc gia, như là, Saudi Arabia, Nga, UAE và Kuwait.

OPEC vẫn có thể duy trì hạn mức sản xuất, nhưng cho phép công suất dự phòng của các quốc bổ sung trở lại thị trường, nhưng chỉ là một chút để mức trần chung không bị vi phạm.

Như Argus đã chỉ ra, việc cho phép mức sản xuất cao hơn từ các nước vùng Vịnh để bù cho Iran và Venezuela có khả năng làm giảm bớt sự gắn kết trong nhóm. Có các đối thủ khốc liệt trong khu vực, Iran có lẽ nhận thấy việc “nới lỏng” hạn mức sản xuất như một cách để các quốc gia vùng Vịnh chiếm lĩnh thị phần của mình. Tầm ảnh hưởng của OPEC chỉ mạnh mẽ khi nhóm này sẵn lòng hợp tác cùng nhau, do đó sự phối hợp trong tương lai có thể bị phá hủy nếu quyết định ở Vienna gây ra sự thù địch giữa một số nhà sản xuất hàng đầu trong nhóm.

Tuy nhiên, với giá dầu đi qua mức 80 USD/thùng và giá có nguy cơ nghiêng về phía tăng điểm, OPEC có lẽ buộc phải thêm nhiều thùng trở lại thị trường.

Nguồn tin: xangdau.net

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *