Đại dịch COVID-19 gây thêm lo ngại cho các nước sản xuất dầu mỏ ở châu Phi

Đại dịch COVID-19 gây thêm lo ngại cho các nước sản xuất dầu mỏ ở châu Phi

Trong nhiều năm, các nước xuất khẩu dầu mỏ ở châu Phi đã cam kết từng bước từ bỏ dầu thô, nhưng nhiệm vụ này có thể trở nên khó thực hiện khi đại dịch COVID-19 khiến thị trường năng lượng sụp đổ.
Sản xuất dầu mỏ ở châu Phi. Ảnh minh họa: TTXVN

Những nước chịu tác động mạnh nhất là Nigeria, Angola và Cộng hòa Công-gô. Nigeria chiếm khoảng 40% trong gần 4 triệu thùng dầu mà khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara sản xuất mỗi ngày, trong khi Angola đứng thứ hai, với khoảng 30%.

Suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19 đã khiến giá dầu thô lao dốc, với giá dầu Brent Biển Bắc chỉ ở mức khoảng 30 USD/thùng trong phiên 12/5. Con số này đã tăng so với các mức thấp hồi tháng Tư, nhưng vẫn thấp hơn so với mức 55-57 USD mà nhiều nước châu Phi sử dụng khi soạn thảo ngân sách 2020.
Angola đã rơi vào suy thoái kinh tế từ năm 2016. Nước này đã buộc phải sử dụng 1,3 tỷ euro (1,4 tỷ USD) từ quỹ đầu tư quốc gia và thúc đẩy chương trình tư nhân hóa.
Ở Cộng hòa Công-gô, nước sản xuất dầu lớn thứ ba châu Phi, Tổng thống Denis Sassou Nguesso đã phải đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) viện trợ khẩn cấp 300-500 triệu USD.
Đối với các nước sản xuất nhỏ hơn, nhà phân tích Siva Prasad của Rystad Energy, cho rằng những khó khăn cũng gần như tương tự các nước sản xuất lớn.
Gabon, Equatorial Guineavà Chad sản xuất ít hơn 10 lần so với Nigeria, nhưng Gabon và Equatorial Guinea là thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), tổ chức đã cam kết cắt giảm sản lượng, và dầu mỏ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế các nước này.
Khi giá dầu rơi xuống dưới 100 USD/thùng vào năm 2014, các nước sản xuất dầu đã cam kết đa dạng hóa nền kinh tế.
Các tổ chức quốc tế như IMF đã khuyến nghị các nhà lãnh đạo châu Phi đầu tư tiền thu được từ dầu mỏ, song nhà quan sát Richard Bronze của Energy Aspects cho rằng họ không thể phát triển các quỹ đầu tư quốc gia như các nước Trung Đông hay Na Uy.
Chủ tịch Phòng Năng lượng châu Phi, N.J. Ayuk, cho rằng một ngoại lệ là Ghana, quốc gia có nền kinh tế đa dạng hơn nhiều so với Nigeria, khi lĩnh vực dầu mỏ của nước này được phát triển muộn hơn. Khai khoáng và sản xuất ca-cao đã mang lại nguồn thu cho Ghana.
Ngay cả khi giá dầu tăng, nguồn thu trong tương lai của các nước sản xuất dầu có thể bị ảnh hưởng do việc giảm hoặc trì hoãn đầu tư.
Theo nhà phân tích Prasad, các dự án hiện nay có thể bị trì hoãn đến cuối năm 2021 hoặc thậm chí là năm 2022.
Ông Olivier Jouny, thuộc Total Angola, xác nhận công ty này đã dừng các hoạt động

Nguồn: Bnews

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *