Đơn giản hóa thủ tục hành chính: Cắt giảm 22 thủ tục thuộc lĩnh vực của Bộ Xây dựng

Đơn giản hóa thủ tục hành chính: Cắt giảm 22 thủ tục thuộc lĩnh vực của Bộ Xây dựng

(Xây dựng) – Tại Nghị quyết số 101/2017/NQ-CP ngày 6/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ, đã giảm 22 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, bao gồm 11 thủ tục về lĩnh vực xây dựng, 07 thủ tục về lĩnh vực nhà ở và công sở, 03 thủ tục về lĩnh vực kinh doanh BĐS và 01 thủ tục về xử phạt vi phạm hành chính.


Ảnh minh họa.

Đơn giản thủ tục của 4 lĩnh vực

Cụ thể, đối với lĩnh vực xây dựng, đơn giản 11 thủ tục hành chính gồm: Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I, II, III; thủ tục đăng tải, thay đổi, bổ sung thông tin năng lực của tổ chức, cá nhân (áp cho tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề); thủ tục thẩm định dự án, dự án điều chỉnh hoặc thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế cơ sở điều chỉnh; thủ tục thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật điều chỉnh, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dưng, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng điều chỉnh; thủ tục thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng thiết kế, dự toán xây dựng điều chỉnh; thủ tục cấp giấy phép xây dựng; thủ tục cấp, cấp lại, cấp chuyển đổi, điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I, II, III; thủ tục cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng; thủ tục đăng ký, công bố thông tin đối với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp xây dựng; thủ tục cấp mới, cấp lại, cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

Lĩnh vực nhà ở cắt giảm 7 thủ tục gồm: Thủ tục thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua; thủ tục thuê nhà ở công vụ; thủ tục công nhận cơ sở đào tạo đủ điều kiện đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại đối với trường hợp chỉ định chủ đầu tư quy định tại khoản 2, Điều 18, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP; thủ tục cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước; thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) cắt giảm 03 thủ tục gồm: Thủ tục về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án BĐS, thủ tục cấp mới chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS, thủ tục cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS.

Lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính cắt giảm 01 thủ tục về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quản lý Nhà nước của ngành Xây dựng, trong đó bãi bỏ các trường thông tin về ngày tháng năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu trong mẫu biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm.

Tiếp thu, giải trình

Ngoài ra, một số góp ý, nhận xét của Văn phòng Ban Chỉ đạo 896 không được đề cập trong Nghị quyết 101, vì nó đã nằm trong các Thông tư, Quyết định của Bộ Xây dựng ban hành trước thời điểm ra đời Nghị quyết 101.

Cụ thể, Bộ Xây dựng đã thực hiện đơn giản hóa đối với một số thủ tục tại Thông tư số 15/2016/TT-BXD, ban hành ngày 30/6/2016, các nội dung như: Không yêu cầu nộp giấy tờ công dân là thành phần hồ sơ đối với chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế và ghi các thông tin cần thiết vào mẫu đơn, dẫn đến sửa mẫu đơn, khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, công trình tôn giáo, công trình tượng đài, tranh hoành tráng, công trình tín ngưỡng; đề nghị sửa mẫu đơn, bản khai kinh nghiệm của cá nhân, không yêu cầu nộp giấy tờ công dân là thành phần hồ sơ đối với chứng chỉ hành nghề chủ nhiệm, chủ trì thiết kế và ghi các thông tin cần thiết vào mẫu đơn, dẫn đến sửa mẫu đơn khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo, công trình không theo tuyến.

Tại Quyết định số 833/QĐ-BXD ngày 29/8/2016, Bộ Xây dựng đã bãi bỏ thủ tục hành chính đối với các nội dung liên quan đến việc tiếp nhận Báo cáo nhanh sự cố công trình xây dựng và quyết định cho phép thi công hoặc đưa vào sử dụng sau khi đã khắc phục sự cố thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, Sở Quản lý công trình chuyên ngành, UBND cấp tỉnh hay UBND cấp huyện.

Tại Nghị quyết 101, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên xây dựng Nghị định, Thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn để thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục tại Nghị quyết này thông qua việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015, Nghị định số 62/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 và một số Thông tư.

Thanh Nga

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *