Lại đề xuất sửa cách tính giá cơ sở xăng dầu

Lại đề xuất sửa cách tính giá cơ sở xăng dầu

Công thức tính giá đầu ra cho sản phẩm xăng dầu được các cơ quan quản lý nhận định còn nhiều bất cập, cần sửa đổi.

Tại cuộc họp giữa Tổ công tác Chính phủ với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn – Thứ trưởng Tài chính nhận định: “Có lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất hướng dẫn định giá đầu ra sản phẩm xăng dầu bằng bình quân gia quyền thuế đầu vào nhập khẩu của các nguồn khác nhau, cơ chế bình ổn giá, tỷ lệ chiết khấu kinh doanh…”. Bộ Tài chính là một trong hai cơ quan được Chính phủ giao điều hành giá xăng dầu hiện nay.

Theo ông Tuấn, cần phải sửa Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, nhất là quy định liên quan tới tính giá đầu ra nếu muốn có thị trường xăng dầu thực sự, có sự quản lý của Nhà nước.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho rằng, thị trường xăng dầu vừa qua phát triển chưa có chiến lược, định hướng đầy đủ theo quy hoạch đảm bảo hiệu quả, bền vững. Số lượng đầu mối lớn, nhưng hầu hết là nhỏ lẻ, các điều kiện bảo đảm phát triển bền vững chưa có. Do đó, rất cần một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, làm cơ sở xây dựng chiến lược thị trường.

Nhân viên cửa hà ng xăng dầu chốt chỉ số bán hà ng trong ngà y. Ảnh:Ngọc Thà nh

Nhân viên cửa hàng xăng dầu chốt chỉ số bán hàng trong ngày. Ảnh: Ngọc Thành

Thuế bình quân nhập khẩu trong tính giá cơ sở xăng dầu (thuế nhập khẩu bình quân gia quyền) được Bộ Tài chính áp dụng, đưa vào tính giá cơ sở xăng dầu từ tháng 3/2016 và được điều chỉnh theo từng quý. Việc áp thuế này ở thời điểm đó được cho là hợp lý khi Việt Nam đang bị chi phối bởi các cam kết thương mại với nhiều khu vực, quốc gia. Theo công thức, mức thuế bình quân gia quyền sẽ phụ thuộc vào sản lượng và mức thuế nhập khẩu xăng dầu của Hàn Quốc (10%), ASEAN (20%) và tỷ lệ lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn (khi nhà máy này đi vào vận hành thương mại).

Tuy nhiên sau hơn 2 năm áp dụng, chính sách thuế này bộc lộ những bất cập. Chia sẻ với VnExpress, Tiến sĩ Ngô Trí Long cho rằng, bất cập lớn nhất trong Nghị định 83 về tính giá cơ sở xăng dầu là thuế, phí, cụ thể là cách áp thuế bình quân gia quyền nhập khẩu xăng dầu.

Theo ông, về lý thuyết, thuế bình quân gia quyền là đúng, nhưng thực tế lại phát sinh vấn đề, khó áp dụng. Doanh nghiệp nhập xăng, dầu từ thị trường có mức thuế suất thấp hơn thì chịu thiệt, còn nhập từ thị trường thuế suất cao hơn lại hưởng lợi nếu tất cả đều áp cùng “một mẫu số chung thuế”.

“Thuế là một yếu tố tính giá cơ sở, nếu tính giá cơ sở tính thuế 10% mà nhập 20% thì doanh nghiệp chết, khi đó, sẽ phải bù lại bằng những khoản khác”, ông Long chỉ rõ.

Thừa nhận công thức thuế hiện nay trong công thức tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu “không còn minh bạch, khiến doanh nghiệp rất khó làm”, ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Công Thương phân tích, tính bình quân thuế từ các thị trường nhập khẩu trong quý này để áp cho công thức tính giá trong quý sau (thuế bình quân gia quyền) với hệ số K (tác động của các hiệp định thương mại tự do) gây ra sự “lờ mờ”, khiến doanh nghiệp khó đoán định.

Tại kỳ điều hành ngày 26/9, theo tính toán của Bộ Tài chính, quý III/2018 mức thuế bình quân nhập khẩu trong tính giá cơ sở xăng dầu với xăng 10%; dầu diesel 0,88%; dầu hỏa 0,14%; dầu mazut 2,04%.

Liên Bộ Tài chính – Công Thương từng cho biết về lâu dài sẽ nghiên cứu đưa ra giải pháp thích hợp hơn. Tuy nhiên, từ khi được áp dụng tại kỳ điều hành giá xăng dầu tháng 3/2016 đến nay, vẫn chưa có giải pháp đáng kể nào được chính thức đưa ra.

Nguồn: Vnexpress

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *